Nhân tố thuộc về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 36 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Nhân tố thuộc về kinh tế xã hội

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là tấm gƣơng phản chiếu chính xác, trung thực mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt đời sống dân cƣ của một quốc gia.

Phát triển nguồn nhân lực vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế xã hội. Muốn phát triển kinh tế xã hội thì phải có một nguồn nhân lực chất lƣợng cao; ngƣợc lại phát triển mọi mặt kinh tế xã hội tạo điều kiện cho nguồn nhân lực ngày càng phát triển. Sự phát triển mọi mặt kinh tế xã hội thực chất là sự phát triển vì con ngƣời. Trình độ phát triển kinh tế xã

hội càng cao thì con ngƣời càng có điều kiện thỏa mãn những nhu cầu vật chất của mình, và do vậy cũng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con ngƣời. Qua đó con ngƣời tự hoàn thiện chính bản thân mình, phát triển mình và thúc đẩy xã hội phát triển.

Mục tiêu của ngành BHXH Việt Nam cũng hƣớng tới phát triển nhanh và bền vững góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

a. Về kinh tế:

Kinh tế tăng trƣởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, kinh tế phát triển nhanh đòi hỏi nguồn nhân lực phải đủ mạnh để có thể theo kịp. Kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho con ngƣời có đƣợc thể lực tốt. Sức khoẻ là cơ sở để phát triển trí tuệ. Từ đó chúng ta mới có thể đào tạo đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

- Cơ cấu kinh tế

- Tốc độ phát triển kinh tế - Cơ sở hạ tầng

b. Về xã hội:

Các yếu tố xã hội nhƣ quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, môi trƣờng giáo dục, y tế, giải trí, cơ chế, chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động... có ảnh hƣởng lớn tới quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ảnh hƣởng trực tiếp tới phát triển nguồn nhân lực.

Chất lƣợng giáo dục, đào tạo là nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực, là yếu tố tham gia một cách trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lƣợc phát triển của mọi tổ chức. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là những con ngƣời đƣợc đầu tƣ phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo. Năng lực này có đƣợc thông qua giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, ngay cả việc tích lũy kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền tảng giáo

dục, đào tạo nghề nghiệp cơ bản. Khi chất lƣợng nguồn nhân lực tại các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề... đƣợc nâng cao đồng nghĩa với việc tổ chức có cơ hội tuyển dụng đƣợc nhân lực có trình độ chuyên môn tốt, giảm thiểu chi phí đào tạo lại của tổ chức.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng lao động, những nhân lực có học vấn, kỹ năng, tay nghề thấp khó có thể cạnh tranh đƣợc với những nhân lực có trình độ tay nghề cao. Chính vì vậy, những nhân lực có tay nghề thấp bằng cách này hay cách khác phải nâng cao năng lực của mình và cách hiệu quả nhất là đầu tƣ vào giáo dục, đào tạo nghề.

Bên cạnh đó thì các chính sách thu hút, tuyển mộ và sử dụng nhân lực cũng góp phần rất quan trọng. Một tổ chức có chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp và hấp dẫn, xuất phát từ việc hoạch định nguồn nhân lực chính xác và khoa học, sẽ thu hút đƣợc nhân lực có chất lƣợng ban đầu cao hơn.

BHXH muốn sở hữu một đội ngũ cán bộ chất lƣợng cao trƣớc hết cần phải kiểm soát tốt đầu vào của nguồn nhân lực, tức là làm tốt công tác tuyển chọn, tuyển mộ nguồn nhân lực thì sẽ giúp các nhà quản trị đƣa ra quyết định tuyển dụng đúng đắn, giúp tổ chức có đƣợc nhân lực thực sự phù hợp.

Ngoài ra thì chính sách thù lao lao động, khen thƣởng, kỷ luật cũng ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội. Thù lao lao động là tất cả các khoản mà ngƣời lao động nhận đƣợc, bao gồm thù lao cơ bản, các khuyến khích và phúc lợi. Mục tiêu chính của thù lao lao động là thu hút đƣợc những lao động giỏi phù hợp với yêu cầu của tổ chức, giữ gìn và động viên họ thực hiện công việc một cách tốt nhất. Chính sách khen thƣởng, kỷ luật: Khi ngƣời lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ đựơc giao hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc đem lại cho tổ chức lợi ích về kinh tế hoặc lợi ích về uy tín, hình ảnh thì họ mong muốn đƣợc tổ chức và lãnh đạo ghi nhận. Nếu tổ chức kịp thời có những hình thức khen thƣởng xứng đáng sẽ khiến ngƣời lao động cảm thấy

thỏa mãn, công bằng với những gì họ cống hiến cho tổ chức. Đồng thời việc khen thƣởng này còn có tác dụng tích cực đối với những ngƣời khác trong tổ chức, khuyến khích họ hoàn thiện công việc, năng suất lao động cao hơn.

- Dân số, giáo dục và đào tạo - Văn hóa

- Hệ thống các chính sách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 36 - 39)