Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 82 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân lực

3.2.2. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội nhân lực bảo hiểm xã hội

Tạo điều kiện, động viên và khuyến khích để ngƣời lao động an tâm công tác và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.

Theo giải pháp này, công tác đào tạo, bồi dƣỡng của Ngành trong thời gian tới phải tiếp tục hoàn thiện, đổi mới theo hƣớng sau đây:

- Một là, đào tạo, bồi dƣỡng phải dựa trên cơ sở thực tế của toàn Ngành và từng cấp trong hệ thống. Theo đó, cần rà soát, đánh giá lại trình độ thực tế, xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cho từng năm về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, quản lý Nhà nƣớc, tin học, ngoại ngữ,... cho cán bộ, viên chức toàn Ngành.

- Hai là, công tác đào tạo phải đƣợc thực hiện trên cơ sở phân loại cán bộ, viên chức mới đƣợc tuyển dụng và đã đƣợc tuyển dụng, đƣơng nhiệm trong Ngành. Để đào tạo, bồi dƣỡng có chất lƣợng theo mục tiêu đề ra, hạn

chế đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chung chung không phù hợp với chức danh, ngạch bậc về trình độ theo yêu cầu công việc, cần phân loại cán bộ, viên chức mới đƣợc tuyển dụng và cán bộ, viên chức đã làm trong Ngành. Mỗi loại cán bộ, viên chức này đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng theo yêu cầu khác nhau: Đối với mới đƣợc tuyển dụng vào ngành cần đào tạo để họ thích nghi với công việc, với chuyên môn nghiệp vụ để tự tin, làm việc có hiệu quả. Đối với đối tƣợng này, cần đƣa ra quy trình làm việc để cán bộ, viên chức làm quen với công việc, tổ chức các buổi huấn luyện kỹ năng cho họ, hƣớng dẫn để họ làm thử; phổ biến hƣớng dẫn cho họ những thông tin cơ bản về toàn ngành, từng lĩnh vực để cán bộ, viên chức mới nắm bắt, từ đó có cái nhìn tổng hợp, đầy đủ hơn về công việc của mình. Để làm đƣợc điều này, Ngành có thể tổ chức theo khóa ngắn hạn, do cán bộ cũ, có kinh nghiệm giảng dạy, hƣớng dẫn. Hiện nay những đối tƣợng này hầu hết đã đƣợc đào tạo chính quy, nhƣng chủ yếu mới lý thuyết, nên cần đào tạo, bồi dƣỡng thực tế là cần thiết.Còn đối với những cán bộ, viên chức cũ đã tuyển dụng vào ngành, cần đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên để nâng cao trình độ về từng mặt cho họ theo yêu cầu thực tế từng ngƣời. Về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học chính trị, quản lý hoặc ngoại ngữ. Đối với những cán bộ này, tùy theo yêu cầu của Ngành, còn có thể đào tạo theo trình độ cao hơn, nhƣ thạc sỹ, tiến sỹ,...

- Ba là, chƣơng trình đào tạo phù hợp với yêu cầu từng loại cán bộ, viên chức, theo đó:

+ Đối với cán bộ lãnh đạo và quy hoạch cán bộ lãnh đạo phải đƣợc đào tạo, bổ sung, bồi dƣỡng thêm về chính trị, quản lý Nhà nƣớc, quản lý cơ quan đơn vị;

+ Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, phải đƣợc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật trƣớc thay đổi khoa học, công nghệ và chuyên môn kinh tế - xã hội trƣớc thay đổi của cơ chế thị trƣờng;

môn, phải đào tạo cho họ kế toán trƣởng và thành thạo công tác tài chính,... - Bốn là, đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, viên chức. Theo đó, việc đào tạo, bồi dƣỡng đối với cán bộ, viên chức cũ và mới trong ngành cần thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, nhƣ: vừa đào tạo tập trung vừa đào tạo tại chức, gửi cán bộ, viên chức đi học các lớp dài hạn tại chức, hoặc tham gia các lớp ngắn hạn, các lớp tập huấn, đào tạo thông qua các hội nghị, hội thảo khoa học, hoặc thông qua hƣớng dẫn của lãnh đạo và cán bộ, viên chức cấp cao trong Ngành về từng lĩnh vực cụ thể. Đối với một số lĩnh vực nhƣ ngoại ngữ, tin học, hình thức chủ yếu là tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức tự học, trƣờng hợp có nhu cầu trình độ tin học, ngoại ngữ cao, Ngành tạo điều kiện về kinh phí để họ có thể học ngoài giờ làm việc.

Tăng cƣờng hợp tác quốc tế để đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, viên chức cũng là một hình thức quan trọng. Ngành BHXH Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với nhiều nƣớc trong và ngoài khu vực. Do đó, thời gian tới cần có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, viên chức ở nƣớc ngoài về trình độ trên đại học, hoặc bồi dƣỡng, học hỏi kinh nghiệm các nƣớc về từng lĩnh vực nhƣ BHXH, BHYT, ngoại ngữ, tin học,...

- Năm là, đổi mới chƣơng trình và nội dung đào tạo cho phù hợp với thực tế. Để tránh tình trạng đào tạo, bồi dƣỡng không đúng chuyên ngành, hoặc lạc hậu với thực tế, cần xây dựng chƣơng trình và đổi mới nội dung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác của Ngành cả hiện tại và tƣơng lai.

- Sáu là, Ngành BHXH cần có cơ chế, chế độ và tạo lập môi trƣờng để tự bản thân cán bộ, viên chức không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực công tác về các lĩnh vực trong Ngành. Giải pháp này xuất phát từ chỗ BHXH là lĩnh vực quan trọng, có liên quan đến mọi ngƣời dân. Do đó, việc am hiểu các chính sách này là cần thiết đối với mọi cán bộ, viên chức của Ngành nên sự tạo lập môi trƣờng và khuyến khích của Ngành đối với cán bộ, viên chức tự tìm hiểu, học hỏi để có kiến thức, hiểu biết về nhiệm vụ của Ngành là cần thiết.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)