Thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 53 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội

Thành lập ngày 16/02/1995, BHXH Việt Nam trải qua 03 giai đoạn phát triển (1995-2001, 2002-2007, 2008 đến nay), mỗi giai đoạn đƣợc đánh dấu bằng việc Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Trong đó, giai đoạn từ năm 2008 đến nay, có thể nói, có nhiều đổi mới và chuyển biến mạnh mẽ trong quy mô nguồn nhân lực.

BHXH Việt Nam đƣợc tổ chức theo hệ thống ngành dọc, gồm 03 cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, theo đó:

- Ở Trung ƣơng là cơ quan BHXH Việt Nam với 16 tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc và 08 đơn vị sự nghiệp trực thuộc;

- Ở cấp tỉnh, có 63 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; - Ở cấp huyện có 707 BHXH huyện trực thuộc BHXH tỉnh (đối với BHXH huyện có khối lƣợng công việc lớn đƣợc thành lập các tổ nghiệp vụ để giúp Giám đốc BHXH huyện thực hiện các lĩnh vực công tác).

Về mặt số lƣợng, năm 1995 – khi Ngành BHXH mới thành lập, số lƣợng công chức, viên chức chỉ có 4.864 ngƣời; đến tháng 06/2015, toàn Ngành đã có 18.816 công chức, viên chức và hợp đồng lao động; nhƣ vậy, đã

tăng gấp 05 lần sau 20 năm hoạt động. Số công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 3.523 ngƣời, chiếm 18,72% tổng biên chế Ngành.

a. Cơ cấu nguồn nhân lực theo địa bàn công tác

Cơ cấu nguồn nhân lực theo địa bàn công tác qua các năm đƣợc thể hiện qua Bảng 2.1 và Bảng 2.2:

Bảng 2.1. Số lượng nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội theo địa bàn công tác giai đoạn 2012-2016

(ĐVT: Người)

Tên đơn vị Số lƣợng nguồn nhân lực theo địa bàn công tác

2012 2013 2014 2015 2016 Văn phòng 116 115 118 121 121 Hải Châu 31 31 33 34 33 Thanh Khê 21 21 26 26 26 Liên Chiểu 17 19 22 22 23 Sơn Trà 18 18 23 22 21 Ngũ Hành Sơn 14 15 19 18 18 Cẩm Lệ 16 20 21 21 20 Hòa Vang 11 13 17 17 17 Tổng cộng 244 252 279 281 279

(Nguồn: Báo cáo công tác Tổ chức cán bộ - Phòng Tổ chức cán bộ, BHXH thành phố Đà Nẵng)

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội theo địa bàn công tác giai đoạn 2012-2016

(ĐVT: %)

Tên đơn vị Cơ cấu nguồn nhân lực theo địa bàn công tác

2012 2013 2014 2015 2016 Văn phòng 47,54 45,63 42,29 43,06 43,37 Hải Châu 12,70 12,30 11,83 12,10 11,83 Thanh Khê 8,60 8,33 9,32 9,25 9,32 Liên Chiểu 6,97 7,54 7,89 7,83 8,24 Sơn Trà 7,38 7,14 8,24 7,83 7,53 Ngũ Hành Sơn 5,74 5,95 6,81 6,41 6,45 Cẩm Lệ 6,56 7,94 7,53 7,47 7,17 Hòa Vang 4,51 5,16 6,09 6,05 6,09 Tổng cộng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo công tác Tổ chức cán bộ - Phòng Tổ chức cán bộ, BHXH thành phố Đà Nẵng)

Theo số liệu thống kê trong cả giai đoạn thì nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố tƣơng đối ổn định, đến cuối năm 2016, toàn ngành BHXH có 279 cán bộ công chức và ngƣời lao động làm việc. Trong đó, tại Văn phòng nơi tập trung bộ máy chính và số lƣợng công việc nhiều nên nguồn nhân lực luôn lớn nhất với 116 ngƣời đạt tỉ lệ 47,54% năm 2012 tăng lên 121 ngƣời đạt tỉ lệ 43,37% năm 2016, nguồn nhân lực tại đây tƣơng đối ổn định, trong giai đoạn ít biến động chủ yếu do ảnh hƣởng của chính sách tinh giản biên chế.

Từ bảng số liệu cũng cho thấy nguồn nhân lực tại các BHXH quận huyện trực thuộc BHXH thành phố hiện nay có sự chênh lệch giữa các quận

trung tâm so với các quận vùng ven thành phố, nguồn nhân lực chiếm tỉ lệ cao nhất qua các năm vẫn luôn là quận Hải Châu với số lƣợng luôn đạt trên 30 ngƣời chiếm tỉ lệ gần 12% số lƣợng nhân lực toàn thành phố, kế tiếp là quận Thanh Khê nhân lực cũng tăng từ 21 ngƣời tỉ lệ 8,6% năm 2012 lên 26 ngƣời tỉ lệ 9,32% năm 2016, các quận còn lại giảm dần về số lƣợng và tỉ lệ. Sự chênh lệch số lƣợng NNL giữa các BHXH quận huyện phụ thuộc vào số lƣợng công việc phải giải quyết tại mỗi quận huyện.

b. Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính, độ tuổi

Bảng 2.3. Số lượng NNL theo độ tuổi giai đoạn 2012-2016

(ĐVT: Người) Độ tuổi Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Dƣới 30 60 48 69 61 58 30-50 160 179 180 189 185 Từ 51-60 24 25 30 31 36 Tổng cộng 244 252 279 281 279

Bảng 2.4. Cơ cấu NNL theo độ tuổi giai đoạn 2012-2016

(ĐVT: %) Độ tuổi Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Dƣới 30 24,59 19,05 24,73 21,71 20,79 30-50 65,57 71,03 64,52 67,26 66,31 Từ 51-60 9,84 9,92 10,75 11,03 12,90 Tổng cộng 100 100 100 100 100

Theo Bảng 2.3 và bảng 2.4, cho thấy độ tuổi của nhân viên BHXH nói chung hiện nay trẻ và đủ sức khỏe để đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc của ngành, lao động có độ tuổi dƣới 30 là 60 ngƣời trong năm đầu của giai đoạn đạt tỉ lệ 24,59% thì đến năm cuối của giai đoạn là 58 ngƣời đạt tỉ lệ 20,79%, lao động có độ tuổi từ 30-50 là 160 ngƣời với tỉ lệ 65,57% năm 2012 lên 185 ngƣời với tỉ lệ 66,31% năm 2016, đây là độ tuổi có đầy đủ sức khỏe và kinh nghiệm trong việcgiải quyết công việc góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ mà ngành BHXH đặt ra, lao động có độ tuổi từ 51-60 ở mức 24 đến 25 ngƣời những năm đầu giai đoạn chiếm tỉ lệ chƣa đến 10% thì sang những năm cuối giai đoạn lên trên 30 ngƣời với tỉ lệ trên 10%, tỉ lệ cán bộ trên 50 tuổi tăng nhẹ trong giai đoạn, ở độ tuổi này NNL dày dạn nhiều kinh nghiệm nhƣng sức khoẻ suy giảm và thiếu năng động. NNL trẻ của đơn vị chiếm tỉ trọng rất cao, đây là đội ngũ lao động trẻ, khoẻ, nhiệt tình, năng động với công việc. Tuy nhiên, kinh nghiệm tay nghề còn nhiều hạn chế. Ở các độ tuổi khác nhau NNL có các nhu cầu khác nhau, chính vì thế đơn vị cần chú trọng tới yếu tố nhóm tuổi để xây dựng các chính sách phát triển phù hợp đặc biệt là với đội ngũ nhân lực trẻ chiếm tỉ trọng rất cao của đơn vị, cơ cấu NNL trẻ là điều kiện nền tảng để đơn vị phát huy sức mạnh về NNL trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị của đơn vị. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động trẻ cũng bộc lộ sự thiếu kinh nghiệm, dễ thay đổi, do vậy cũng cần nhận thấy những đặc thù về lao động để xây dựng các biện pháp phát triển có hiệu quả.

Qua bảng số liệu ta cũng thấy chính sách tinh giản biên chế có ảnh hƣởng lớn đến độ tuổi nguồn nhân lực BHXH.

Bảng 2.5. Số lượngNNL theo giới tính giai đoạn 2012-2016 (ĐVT: Người) Giới tính Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Nam 89 95 103 104 104 Nữ 155 157 176 177 175 Tổng 244 252 279 281 279

(Nguồn: Báo cáo công tác Tổ chức cán bộ - Phòng Tổ chức cán bộ, BHXH thành phố Đà Nẵng)

Bảng 2.6. Cơ cấu NNL theo giới tính giai đoạn 2012-2016

(ĐVT: %) Giới tính Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Nam 36,48 37,70 36,92 37,01 37,28 Nữ 63,52 62,30 63,08 62,99 62,72 Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo công tác Tổ chức cán bộ - Phòng Tổ chức cán bộ, BHXH thành phố Đà Nẵng)

Bảng 2.5 và Bảng 2.6 cho thấy cơ cấu về giới tính: Nhìn chung, từ năm 2012 cho đến 2016, số lƣợng NNL Nữ luôn có sự chênh lệch lớn so với Nam, với tỉ lệ hằng năm luôn cao hơn 1.5 lần,và duy trì trong cả giai đoạn. Nếu năm 2012, số lƣợng NNL Nam giới là 89 ngƣời với tỉ lệ 36,48% thì số lƣợng Nữ giới là 155 ngƣời với tỉ lệ 63,52% và sau 5 năm đến năm 2016 thì Nam giới là 104 ngƣời với tỉ lệ 37,28% thì số lƣợng Nữ giới là 175 ngƣời với tỉ lệ 62,72%.

Điều này cho thấy, BHXH là ngành đƣợc Nữ giới quan tâm hơn Nam giới bởi đây là ngành tiếp xúc với rất nhiều ngƣời thuộc đủ mọi thành phần của xã hội, từ công nhân cho đến trí thức, từ ngƣời trẻ cho đến ngƣời già, từ ngƣời ốm đau đến ngƣời khoẻ mạnh nên những tính cách của nhƣ tỉ mỉ, nhẹ

0 50 100 150 200 2012 2013 2014 2015 2016 Dưới 30 Từ 30-50 Từ 51-60

nhàng, cẩn thận của Nữ giới phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, BHXH là ngành đƣợc Nữ giới quan tâm hơn còn bởi tính chất công việc không mang tính nặng nhọc, tuy công việc nhiều nhƣng vẫn là công việc văn phòng, phù hợp với Nữ giới.

Hình 2.3. Cơ cấu nhân lực bảo hiểm xã hội theo giới tính giai đoạn 2012-2016

Hình 2.4. Cơ cấu nhân lực bảo hiểm xã hội theo độ tuổi lao động giai đoạn 2012-2016

Hình 2.1 và hình 2.2 thể hiện rõ những vấn đề đã đƣợc phân tích trên.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2012 2013 2014 2015 2016 Nam N?

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)