Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Trong giai đoạn hiện nay nguồn nhân lực của tổ chức đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là nhân tố quyết định nên sự thành bại trong hoạt động của tổ chức. Vấn đề tạo động lực trong lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị nhân sự, nó thúc đẩy ngƣời lao động hăng say làm việc nâng cao năng suất lao động.

Động lực là những gì thôi thúc con ngƣời có những ứng xử nhất định, hoặc thúc đẩy, kích thích ngƣời lao động làm việc. Động lực thƣờng gắn với nhu cầu của con ngƣời, là những đòi hỏi của ngƣời lao động cho bản thân để sống và phát triển. Vì vậy, nâng cao động lực thúc đẩy cho nguồn nhân lực là cách tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời lao động hoàn thành nhiệm vụ, tăng cƣờng khuyến khích bằng vật chất để ngƣời lao động có thể phát huy hết khả năng của mình phục vụ cho công việc.

Việc nâng cao động lực thúc đẩy cho ngƣời lao động có ý nghĩa rất quan trọng. Quá trình đó là quá trình tƣơng tác hai bên giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động biểu hiện qua 3 yếu tố chính ảnh hƣởng đến động lực làm việc: Đó là yếu tố tiền lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi; môi trƣờng làm việc và cơ hội thăng tiến.

a. Chính sách tiền lương

ngƣời lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc pháp luật quy định hoặc đƣợc hai bên thỏa thuận.

Các yếu tố cấu thành tiền lƣơng bao gồm: Lƣơng cơ bản, thƣởng, các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi xã hội,…

Sử dụng yếu tố tiền lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi luôn là một trong những vấn đề thách thức nhất đối với mọi tổ chức. Nếu yếu tố này đƣợc thực hiện công bằng, hợp lý sẽ tạo động lực kích thích ngƣời lao động tích cực làm việc, nâng cao năng suất và hiệu quả thực hiện công việc. Ngƣợc lại, nếu thực hiện thiếu công bằng và hợp lý sẽ dẫn đến mâu thuẫn nội bộ gay gắt, hiệu quả công việc của ngƣời lao động không cao và cũng có thể rời bỏ tổ chức.

b. Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc

Để hoàn thành tốt công việc ngƣời lao động ngoài yếu tố thu nhập còn cần phải đƣợc hỗ trợ điều kiện làm việc nhƣ: Công cụ để thực hiện công việc, trang thiết bị, cơ sở vật chất, phƣơng tiện, ánh sáng, nhiệt độ, các chính sách về an toàn lao động,… Điều kiện làm việc là yếu tố ảnh hƣởng đến mức tiêu hao sức lực và trí tuệ của ngƣời lao động trong lao động. Trong đó mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của ngƣời lao động phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố chính, đó là tính chất công việc và điều kiện làm việc.

Muốn tạo động lực làm việc cho nhân viên, tổ chức cần cải thiện điều kiện làm việc bằng các cách thức sau: thay đổi tính chất công việc, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trƣờng, thực hiện tốt các chính sách an toàn lao động, đầu tƣ máy móc thiết bị chuyên dùng.

- Các tiêu chí đánh giá điều kiện làm việc:

+ Môi trƣờng làm việc có đảm bảo an toàn lao động.

+ Việc trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để phục vụ công việc. + Mối quan hệ giữa các thành viên có đoàn kết, gắn bó, gần gũi.

c. Chế độ đãi ngộ và chính sách khen thưởng

- Chế độ đãi ngộ là quá trình chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

- Khen thƣởng là việc ghi nhận, biểu dƣơng, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích.

- Để thực hiện tốt chính sách khen thƣởng cần phải thực hiện tốt việc theo dõi, đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và cải tiến công tác thi đua khen thƣởng.

- Tiêu chí đánh giá chế độ đãi ngộ và chính sách khen thƣởng:

+ Khen thƣởng có kịp thời, có đúng đối tƣợng, có công bằng hay không.

+ Việc tổ chức các hoạt động nhƣ liên hoan, du lịch có kích thích tinh thần, thái độ hăng say làm việc cho ngƣời lao động hay không.

d. Chính sách đề bạc, bổ nhiệm

- Đề bạc, bổ nhiệm là cơ hội thăng tiến hay cơ hội đạt vị trí cao hơn trong tập thể.

- Phải thực hiện chính sách đề bạc, bổ nhiệm vì đây là yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu của nguồn nhân lực phát triển cá nhân, tạo uy tín cho bản thân cũng nhƣ thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân, nhu cầu đƣợc tôn trọng.

- Tiêu chí đánh giá chính sách đề bạc, bổ nhiệm:

+ Số lao động đƣợc đề bạc, bố trí theo đúng quy hoạch. + Số lao động bất mãn, chán chƣờng công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)