Nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực

Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó đƣợc sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Ngƣời lao động khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào đều phải đáp ứng những kỹ năng mà nghề nghiệp đó đòi hỏi.

Ngoài những kiến thức chuyên môn, ngƣời lao động cần phải đƣợc trang bị thêm các kỹ năng hành nghề để không những hoàn thành tốt công việc mà còn tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân.

Tuy nhiên, mỗi vị trí đảm nhiệm khác nhau sẽ cần những nhóm kỹ năng khác nhau. Cần lƣu ý đối với vị trí càng cao thì yêu cầu về kỹ năng với họ càng khó khăn và phức tạp hơn và yêu cầu về mức độ thuần thục các kỹ năng cũng cao hơn.

Phát triển kỹ năng của nguồn nhân lực là nâng cao khả năng chuyên biệt của nguồn nhân lực trên nhiều khía cạnh nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn

trong công việc hiện tại, hay trang bị kỹ năng mới cho việc thay đổi công việc mới trong tƣơng lai.

Trong tổ chức, việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn lực có ý nghĩa rất quan trọng, khi kỹ năng đƣợc nâng cao, ngƣời lao động làm việc hiệu quả hơn, năng suất lao động nâng cao hơn.

- Kỹ năng là năng lực hay khả năng của ngƣời lao động về trình độ hay kinh nghiệm để thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động tạo ra kết quả mong đợi.

- Kỹ năng nghề nghiệp là sự hiểu biết về trình độ, thành thạo tay nghề và những kinh nghiệm, mức độ tinh xảo trong việc thực hiện công việc. Kỹ năng nghề nghiệp đƣợc phân làm 2 loại: kỹ năng cứng, kỹ năng mềm.

- Kỹ năng nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng, độ tinh xảo của sản phẩm.

- Phải nâng cao kỹ năng nghề nghiệp vì kỹ năng nghề nghiệp giúp ngƣời lao động thực hiện công việc một cách khéo léo, thuần thục, nhuần nhuyễn và thẩm mỹ, tinh tế hơn.

- Để nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp thì ngƣời lao động phải rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn.

- Các kỹ năng nghề nghiệp cần có trong khu vực hành chính công: kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc, kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản…

- Tiêu chí để đánh giá kỹ năng nghề nghiệp:

+ Mức độ khéo léo, thuần thục, nhuần nhuyễn trong giải quyết công việc. + Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc.

+ Khả năng xử lý tình huống. + Khả năng truyền đạt thông tin. + Khả năng giao tiếp, ứng xử.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 30 - 32)