Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 42 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý và bản đồ

Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ƣơng từ năm 1997, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nƣớc. Đà Nẵng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng ở Việt Nam, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ. Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội về mức độ đô thị hóa.

Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam với khoảng cách gần nhƣ chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nƣớc, trên trục giao thông Bắc – Nam về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không và điểm cuối của Hành lang Kinh tế Đông Tây trải dài từ Việt Nam, Lào, Thái Lan và Burma (Myanmar)

Thành phố có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa.

b. Địa hình

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hƣởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. Ở khu vực cửa sông Hàn và

sông Cu Đê địa hình đáy biển bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng sông). Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía đông bắc. Khoảng cách các đƣờng đẳng sâu khá đều đặn.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai cụm đảo chính là cụm Lƣỡi Liềm ở phía tây và cụm An Vĩnh ở phía đông. Cụm Lƣỡi Liềm nằm về phía tây, có hình cánh cung hay lƣỡi liềm, bao gồm các đảo là Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn cùng các mỏm đá, bãi ngầm. Cụm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tƣơng đối lớn của quần đảo Hoàng Sa và cũng là các đảo san hô lớn nhất của biển Đông nhƣ đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam và cồn cát Tây. Nhiều thực thể trong quần đảo biểu hiện dạng vành khuyên cổ của các rạn san hô vòng Thái Bình Dƣơng, vốn dĩ là kết quả phát triển của san hô cộng với sự lún chìm của vỏ Trái Đất. Hình thái địa hình các đảo tƣơng đối đơn giản nhƣng mang đậm bản sắc của địa hình ám tiêu san hô vùng nhiệt đới có cấu tạo ba phần khác nhau đó là phần đảo nổi, hành lang bãi triều (thềm san hô) bao quanh đảo và sƣờn bờ ngầm dốc đứng. Đa số các đảo nổi có độ cao dƣới 10 m.

c. Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhƣng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là

2.504,57 mm; lƣợng mƣa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550- 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23–40 mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng. Mỗi năm, Đà Nẵng chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Năm 2006, Đà Nẵng chịu ảnh hƣởng của bão Xangsane - cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Đà Nẵng trong 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề cho thành phố.

Thời gian nắng ở quần đảo Hoàng Sa dao động trong khoảng từ 2.400 đến 2.600 giờ/năm. Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình ở vùng biển quần đảo là 22°-24 °C trong tháng 1, tăng dần và đạt cực đại trung bình 28.5°-29 °C trong tháng 6 và tháng 7. Chế độ gió vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hƣởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc. Gió tây nam chiếm ƣu thế vào mùa hè; gió đông bắc chiếm ƣu thế trong mùa đông. Lƣợng mƣa trung bình năm ở Hoàng Sa là khoảng 1.200-1.600 mm. Độ ẩm tƣơng đối trung bình 80- 85% và hầu nhƣ không biến động nhiều theo mùa.

d. Đất đai, thổ nhưỡng

Về mặt địa chất, Đà Nẵng nằm ở rìa của miền uốn nếp Paleozoi đƣợc biết đến với tên gọi Đới tạo núi Trƣờng Sơn - nơi mà những biến dạng chính đã xảy ra trong kỷ Than đá sớm. Cấu trúc địa chất khu vực Đà Nẵng gồm có năm đơn vị địa tầng chủ yếu, lần lƣợt từ dƣới lên là: hệ tầng A Vƣơng, hệ tầng Long Đại, hệ tầng Tân Lâm, hệ tầng Ngũ Hành Sơn và trầm tích Đệ tứ. Trong đó các hệ tầng A Vƣơng, Long Đại, Tân Lâm có thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến và cát kết. Hệ tầng Ngũ Hành Sơn chủ yếu là đá vôi hoa hóa màu xám trắng. Trầm tích Đệ tứ bao gồm các thành tạo sông, sông - biển, biển, biển - đầm lầy có tuổi từ Pleistocen sớm đến Holocen muộn, chủ yếu là cát, cuội, sỏi, cát pha, sét pha,...Vỏ Trái Đất tại lãnh thổ thành phố Đà Nẵng bị nhiều hệ thống đứt gãy theo

phƣơng gần á vĩ tuyến và phƣơng kinh tuyến chia cắt, làm giảm tính liên tục của đá, giảm độ bền của chúng, nhất là tạo nên các đới nứt nẻ tăng cao độ chứa nƣớc. Đây là hiểm hoạ trong khi xây dựng các công trình.

e. Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía tây, tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Có hai sông chính là sông Hàn với chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lƣu vực khoảng 5.180 km² và sông Cu Đê với chiều dài khoảng 38 km, lƣu vực khoảng 426 km². Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông khác: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc,...

Nƣớc ngầm của vùng Đà Nẵng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn nƣớc ngầm tệp đá vôi Hoà Hải – Hoà Quý ở chiều sâu tầng chứa nƣớc 50–60 m; khu Khánh Hoà có nguồn nƣớc ở độ sâu 30–90 m; các khu khác đang đƣợc thăm dò.

Vùng biển Đà Nẵng có chế độ thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần nƣớc lên và hai lần nƣớc xuống, độ lớn triều tại Đà Nẵng khoảng trên dƣới 1m. Dòng chảy ở vùng biển gần bờ có hƣớng chủ đạo là hƣớng đông nam với tốc độ trung bình khoảng 20–25 cm/s. Khu vực gần bờ có tốc độ lớn hơn so với khu vực ngoài khơi một chút.

f. Hệ thống giao thông

Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không. Thành phố còn là điểm cuối trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nƣớc Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đƣờng biển, Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là một cảng biển lớn của miền Trung. Cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15 – 20 m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn. Đến tháng 12 năm 2012, cảng đã đạt 4.092.373 tấn, tăng 15,14% so với cùng kỳ

năm 2011. Thành phố cũng đang xúc tiến xây dựng cảng Liên Chiểu và đƣa vào sử dụng vào năm 2025. Trong tƣơng lai, khi cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm đƣợc xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng đƣợc nối liền với cảng Kỳ Hà, cảng Dung Quất ở phía nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất). Đƣờng hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Bangkok, Đài Bắc, Quảng Châu, Hồng Kông, Seoul, Tokyo,... Từ khi đƣợc đầu tƣ nâng cấp và xây mới nhà ga vào năm 2010, Sân bay quốc tế Đà Nẵng với 36 quầy thủ tục và các tiện nghi hiện đại khác đã đảm bảo phục vụ 4 triệu lƣợt khách/năm và từ 6-8 triệu lƣợt khách/năm từ năm 2015 trở đi, tiếp nhận 400.000 - 1.000.000 tấn hàng/năm. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga để đạt mức 10 triệu hành khách/năm vào năm 2020. Hiện nay, bên cạnh các đƣờng bay nội địa đến các thành phố lớn của Việt Nam, sân bay này mới chỉ có một số ít các đƣờng bay quốc tế. Chính phủ Việt Nam hy vọng sẽ phục vụ các chuyến bay quốc tế nhiều hơn trong các năm tiếp theo.

Tuyến đƣờng sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có năm nhà ga, trong đó Ga Đà Nẵng là ga chính của thành phố, hàng ngày tất cả các chuyến tàu ra Bắc vào Nam đều dừng tại đây với thời gian khá lâu để đảm bảo cho lƣợng khách lớn lên xuống tàu. Cơ sở hạ tầng tại ga đƣợc đầu tƣ hiện đại; môi trƣờng an ninh và vệ sinh đƣợc đảm bảo. Ngoài các chuyến tàu Bắc - Nam, Ga Đà Nẵng còn có thêm những chuyến tàu địa phƣơng đáp ứng lƣợng khách rất lớn giữa các tỉnh, thành Đà Nẵng - Hà Nội, Đà Nẵng - Huế, Đà Nẵng - Quảng Bình, Đà Nẵng - Vinh, Đà Nẵng - Quy Nhơn, Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh.

Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phƣơng trong nƣớc thông qua hai đƣờng quốc lộ: Quốc lộ 1A, nối Đà Nẵng với các tỉnh ở hai đầu Bắc, Nam và Quốc lộ 14B nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam. Việc đƣa vào sử dụng hầm đƣờng bộ Hải Vân khiến cho thời gian lƣu thông đƣợc rút ngắn và giảm tại nạn giao thông trên đèo Hải Vân. Mới đây, ngày 30/4/2017, hầm chui phía tây cầu Sông Hàn chính thức thông xe sau 7 tháng thi công. Công trình giúp giải bài toán ùn tắc giao thông nút giao tây cầu sông Hàn nhất là trên các tuyến đƣờng Trần Phú và Lê Duẩn; đồng thời tạo cơ sở hạ tầng phục vụ tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại thành phố Đà Nẵng.

Đà Nẵng cũng đã có những bƣớc tiến trong giao thông nội thị. Hạ tầng giao thông nội ô đƣợc xây dựng khá hoàn chỉnh với mạng lƣới giao thông tiếp nối với các đƣờng vành đai của thành phố khiến cho Đà Nẵng là một trong ít đô thị ở Việt Nam ít khi phải đối mặt với tình trạng tắc đƣờng. Nhiều con đƣờng cũ đã đƣợc mở rộng và kéo dài. Đƣờng Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trƣờng Sa chạy dọc bờ biển theo hƣớng nam nối Đà Nẵng với Hội An đƣợc mệnh danh là "con đƣờng 5 sao" của Đà Nẵng vì là nơi tập trung hàng loạt khu nghỉ dƣỡng cao cấp 4 sao và 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều cây cầu đã và đang xây dựng bắc qua Sông Hàn nhƣ cầu Thuận Phƣớc, cầu sông Hàn, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, Cầu Rồng,...không chỉ tạo nên những cảnh quan đẹp phục vụ du khách tham quan thành phố mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết giao thông.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 42 - 48)