Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 34 - 36)

CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY SẮN

1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện xã hội

Nhân tố điều kiện xã hội có ảnh hƣởng đến sản xuất và phát triển nơng nghiệp có thể xem các yếu tố quan trọng có liên quan nhƣ dân tộc, dân số, lao động, truyền thống văn hóa, dân trí.

a, Dân cư, lao động

Quy mơ dân số, cấu trúc dân tộc và dân cƣ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển nơng nghiệp. Mức bình qn về tài nguyên thí dụ, diện tích đất nơng nghiệp/đầu ngƣời, ảnh hƣởng rất lớn đến sự phân bổ, khai thác và sử dụng tài nguyên, do đó, ảnh hƣởng đến sự phát triển nông nghiệp. Quy mơ dân số cịn ảnh hƣởng đến cầu của thị trƣờng về sản phẩm và dịch vụ từ nông nghiệp. Do đó, sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc phân bổ sử dụng tài nguyên vào sản xuất – kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Cấu trúc dân tộc cũng ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Nếu một vùng hay một quốc gia có nhiều dân tộc thiểu số, thì trình độ phát triển nơng nghiệp khác với vùng hay quốc gia có nhiều dân tộc đa số. Mỗi dân tộc, gắn liền với kiến thức bản địa, giá trị văn hóa khác nhau. Các yếu tố này đều liên quan đến sự phát triển nơng nghiệp khác nhau.

b, Văn hóa

Truyền thống văn hóa ảnh hƣởng đến phát triển nơng nghiệp. Xã hội nào có hàm lƣợng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con ngƣời ngày càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng bền vững bấy

nhiêu. Trong nền kinh tế thị trƣờng, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn cái đúng, cái tốt, cái đẹp để hƣớng dẫn và thúc đẩy con ngƣời không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất ra hang hóa với số lƣợng, chất lƣợng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý dân tộc để hạn chế xu hƣớng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hƣớng hàng hóa và đồng tiền có khả năng xuyên tạc bản chất con ngƣời cũng nhƣ những mối liên hệ khác dẫn tới suy thoái xã hội.

c, Cơ chế chính sách

Các chính sách phát triển cây sắn bao gồm qui hoạch phát triển cây sắn của địa phƣơng, chính sách đất đai, chính sách ƣu đãi đầu tƣ, hỗ trợ phát triển thƣơng hiệu…

Chính sách phát triển tác động lớn tới việc huy động và sử dụng các nguồn lực cho phát triển cây sắn. Vì vậy, khi nó đƣợc hoạch định đúng và phù hợp với thực tế thì sẽ thúc đẩy sự phát triển. Ngƣợc lại, khi chính sách khơng phù hợp sẽ hạn chế và kìm hảm sự phát triển. Việc ban hành các chính sách nói chung và chính sách phát triển cây sắn nói riêng, đều phải có căn cứ khoa học, nghĩa là phải dựa vào những kết quả nghiên cứu, điều tra khoa học về các vấn đề cụ thể có tác động tới sự phát triển của cây sắn và sự tác động của việc phát triển cây sắn đến môi trƣờng, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân

Để có sự thuận lợi cho sự phát triển cây sắn cần có những chính sách phù hợp nhƣ: Quy hoạch vùng trồng sắn cho các nhà máy; Đầu tƣ hỗ trợ vốn hỗ trợ cây giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc; Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, kênh mƣơng thủy lợi phục vụ tƣới tiêu, điện phục vụ sản xuất, phải có cơng ty đứng ra thu mua, bao tiêu sản phẩm… Chính sách phù hợp sẽ làm cho ngƣời nông dân yên tâm sản xuất góp phần

tăng thu nhập cho nơng dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)