6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.2. Mô hình trồng sắn xen lạc trên đất dốc tại tỉnh Đăk Lắk
Là một tỉnh miền núi nhƣ Kon Tum, sắn tại Đăk Lắk cũng chủ yếu đƣợc trồng trên đất đồi (đất dốc), việc canh tác trên đất đồi mang lại rất nhiều nhƣợc điểm nhƣ đất dễ bị rửa trôi gây xói mòn, qua trình canh tác lại không chăm sóc nên làm cho đất bị mất sức, sắn đƣợc trồng năng suất rất thấp không đem lại hiệu quả cho ngƣời nông dân.
Lạc là một cây trồng có khả năng cải tạo đất, đồng thời lạc cũng là một loại cây có giá trị kinh tế và không khó tiêu thụ. Quá trình trồng sắn đƣợc lên luống ngang với mặt dốc, trồng xem kẽ sắn và lạc trên cùng luống, trong quá trình trồng cần phải bón thêm phân và chăm sóc cho sắn.
Mô hình trồng sắn xen lạc tại địa phƣơng mang lại hiệu quả cao, so sánh với khi trồng sắn không trồng xen thì lợi nhuận thu đƣợc cao gấp đôi. Vấn đề nâng cao thu nhập đƣợc giải quyết, cùng với đó là vấn đề về môi trƣờng đƣợc cải thiện vì quá trình lên luống giúp hạn chế đƣợc sự xói mòn do rửa trôi của đất, tàn dƣ của lạc sau khi thu hoạch đƣợc lấp vào đất, khi hoai mục sẽ giải phóng chất dinh dƣỡng sẽ giúp cải thiện độ phì cho đất.
Với điều kiện tự nhiên tƣơng đồng, mô hình sắn xen lạc đã đƣợc nghiên cứu trồng thử nghiệm tại Kon Tum, thu nhập mạng lại gấp 1,5 lần so với thông thƣờng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Cây sắn là loại cây nông nghiệp truyền thống ở nƣớc ta, giá trị hàng hóa của loại cây này ngày càng cao mang đến nhiều lợi ích cho ngƣời trồng sắn, góp phần cải thiên đời sống ngƣời dân, đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Phát triển sản xuất cây sắn là rất cần thiết vì những lợi ích mà cây sắn mang lại cho địa phƣơng.
Chƣơng 1 đã trình bày cơ sở lý luận về phát triển cây sắn, các khái niệm, đặc điểm của cây sắn và phát triển cây sắn, ý nghĩa của phát triển cây sắn. Nội dung của phát triển cây sắn bao gồm gia tăng cơ sở sản xuất cây sắn, gia tăng sử dụng các yếu tố nguồn lực, thay đổi cơ cấu cây sắn, các hình thức liên kết sản xuất sắn, phát triển thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm từ sắn, gia tăng kết quả của sản xuất sắn. Để phát triển cây sắn không thể bỏ qua các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và điều kiện kinh tế.
Những vấn đề lý luận trong Chƣơng 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong Chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TẠI TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH KON TUM ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY SẮN.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a, Vị trí địa lý
Kon Tum là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía cực Bắc Tây Nguyên có toạ độ địa lý là 107°20’15”Đ – 108°32’30”Đ kinh độ Đông, 13°55’10”B – 15°27’15”B vĩ độ Bắc. Kon Tum có đƣờng biên giới phía Tây giáp CHDCND Lào dài 142,4 km, giáp Vƣơng quốc Campuchia dài 138,3 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai.
Nằm ở vùng ngã ba Đông Dƣơng và là nơi hội tụ của các quốc lộ: 40, 14 - đƣờng Hồ Chí Minh, 24, đƣờng Đông Trƣờng Sơn, Kon Tum cách không xa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (200 - 300 km), là khu vực nằm trong chiến lƣợc phát triển vùng và hệ thống cảng biển miền Trung (khu công nghiệp Liên Chiểu, Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai) đƣợc nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới. Mặt khác cửa khẩu Bờ Y - Ngọc Hồi sau khi đƣợc nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế, kết hợp với việc xây dựng và cải tạo các tuyến quốc lộ (40, 14, 24, đƣờng Đông Trƣờng Sơn) sẽ tạo cho địa bàn tỉnh trở thành khu vực khởi đầu hội nhập, một địa điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến thƣơng mại quốc tế, nối Mianma - Đông Bắc Thái Lan – Đông Bắc Campuchia - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung và Đông Nam Bộ.
Đây là những lợi thế để vƣơn lên thoát nghèo, giao lƣu phát triển kinh tế của địa phƣơng với vùng duyên hải Miền Trung, cả nƣớc và quốc tế.
b, Địa hình
Kon Tum có địa hình đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống các suối, ngòi chằng chịt, đồi núi cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau do đó ảnh hƣởng khá lớn đến hình thành và phát triển mạng lƣới giao thông, phát triển cơ sở hạ tầng và phân bố dân cƣ.
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía tây và bắc dãy Trƣờng Sơn Nam; địa hình đa dạng, bao gồm đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, chạy theo hƣớng tây bắc – đông nam.
Phía bắc chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn, với độ cao trung bình từ 800 – 1200 m so với mực nƣớc biển, thuộc hệ thống dãy núi Ngọc Linh cao nhất và đồ sộ nhất Trung Trung Bộ, tiêu biểu có các đỉnh núi Ngọc Linh cao 2 598 m, Ngọc Yêu cao 1974 m, Ngọc Kring, … nối tiếp với dãy Kon Ka Kinh (tỉnh Gia Lai), và một số đỉnh núi cao khác dọc biên giới Việt - Lào.
Phía nam độ cao từ 500 - 550m so với mực nƣớc biển với nhiều thung lũng và đồi núi thấp tiêu biểu nhƣ thành phố Kon Tum, là một thung lũng khá bằng phẳng và rộng lớn; nhiều cánh đồng giữa các thung lũng màu mỡ và rộng lớn.
Với địa hình chủ yếu là đồi núi, thích hợp để phát triển mô hình sản xuất cây sắn trên đất dốc với thời gian canh tác có thể kéo dài hơn thời gian sinh trƣởng thông thƣơng của cây sắn. Đồng thời với đặc điểm của vùng thung lũng bị chi phối bởi dòng chảy các con sông mà mùa bị khô hạn, mùa ngập nƣớc rất thích hợp cho phát triển cây sắn tên đất bán ngập với thời gian canh tác ngắn hơn để phù hợp với thời gian nƣớc sông lên xuống.
c, Đất đai
Đất đai Kon Tum có tầng dày, mỏng không đồng đều. Hàm lƣợng dinh dƣỡng của các nhóm đất chính đa phần là trung bình hoặc nghèo, độ badơ
thấp. Đất có khả năng phát triển nông nghiệp chủ yếu là các loại đất xám và đất phù sa. Kon Tum có 5 loại đất chính là đất phù xa, đất xám triền đồi, đất đỏ vàng, đất dốc tụ và đất mùn núi cao. Cây sắn phu hợp với đất tầng dày, có khả năng thoát nƣớc cao. Điều đó đƣợc minh chứng ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Phân bố đất theo nhóm đất của tỉnh Kon Tum năm 2010
Loại đất Diện tích
(ha) Cơ cấu (%)
Đất phù sa 15.670 1,63
Đất xám 10.442 1,09
Đất đỏ vàng 483.575 50,30
Đất mùn vàng trên núi 437.305 45,48
Đất thung lũng 3.405 0,35
Đất xói mòn trơ sỏi đá, ao hồ, sông suối 11.053 1,15
Tổng cộng 968.961 100,00
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Từ bảng 2.1 cho thấy:
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 968 961 ha, gồm có 6 nhóm đất:
- Nhóm đất phù sa ngòi suối: Diện tích 15.670 ha, chiếm 1,63% tổng diện tích. Đất đƣợc hình thành do bồi tụ của các sông suối vì vậy đất ít chua, có độ pH; 4.5-5.5, hàm lƣợng mùn cao, đạm trung bình, Kali nghèo, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Hiện nay nhóm đất này đã đƣợc đƣa vào sử dụng là trồng cây lƣơng thực và cây hoa màu.
- Đất xám phát triển trên đá Granít: Diện tích 10.442ha, chiếm 1,09% tổng diện tích, thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho cây công nghiệp hàng năm.
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 483.575ha, chiếm 50,30% tổng diện tích, nhóm đất này phân bố trên địa hình đồi núi dốc, độ dày của tầng đất biến
động theo địa hình, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, hàm lƣợng đạm cao, mùn từ trung bình đến khá, nghèo Lân. Đất đỏ vàng thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm, hàng năm. Hiện trạng hiện nay chủ yếu là rừng le, cây bụi , một phần đất rẫy Cà phê, Cao su.
- Nhóm đất mùn núi cao: Diện tích khoảng 437.305ha, chiếm 45,48% tổng diện tích. Thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình : Hiện trạng hiện nay là rừng nguyên sinh và tái sinh.
- Đất thung lũng dốc tụ: Diện tích 3.405ha, chiếm 0,35% tổng diện tích. Đất đƣợc hình thành do quá trình bồi lắng xác hữu cơ từ sƣờn đồi xuống vùng trũng trong điều kiện yếm khí. Đất có phản ứng chua, độ pH; 4,0-5,5, giàu Đạm mùn, ít Lân, Kali trung bình, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Đất này tập trung chủ yếu để sản xuất lƣợng thực và thực phẩm.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 11.053ha, chiếm 1,15% tổng diện tích, đƣợc phân bổ rải rác theo các khe suối.
Kon Tum có diện tích đất tự nhiên khá lớn, đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đất phi nông nghiệp chiếm phần nhỏ diện tích, quỹ đất chƣa sử dụng thấp. Điều đó thể hiện qua bảng 2.2
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tỉnh Kon Tum
Stt Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 968.960,6 100
1 Đất nông nghiệp 864.154,2 89,18
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 180.385,5 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 94.013,4 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 86.372,1
1.2 Đất lâm nghiệp 682.677,7
1.2.1 Đất rừng sản xuất 393.345,8
Stt Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 93.486,0
2 Đất phi nông nghiệp 58.028,5 5,99
3 Đất chƣa sử dụng 46.777,9 4,83
(Nguồn: Quy hoạch và sử dụng đất đai tỉnh Kon Tum)
Qua bảng 2.2 ta thấy, hiện trạng diện tích đất sử dụng của tỉnh Kon Tum đến hết năm 2015 là 922182,7 ha, quỹ đất dùng trong nông nghiệp khá lớn là 864154,2 ha chiếm 89,18% diện tích đất, trong đó đất dùng riêng cho sản xuất nông nghiệp là 180385,5 ha chiếm 20,87% và đất sử dụng cho lâm nghiệp là 682677,7 ha chiếm 79,03% diện tích đất nông nghiệp. Nguồn đất để dùng cho trồng cây hàng năm là 94013,4 ha và đất dùng cho cây lâu năm là 86372,1 ha. Đất chƣa sử dụng là 46777,9 ha chiếm 4,83% diện tích đất tự nhiên.
d, Khí hậu
Nhìn chung diễn biến khí hậu Kon Tum rất phù hợp với phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt. Tuy nhiên, lƣợng mƣa phân bố trong năm không đồng đều, mùa mƣa tập trung 80-90% lƣợng nƣớc trong năm gây hiện tƣợng ngập nƣớc, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ hạn hán hay mƣa lũ vẫn xảy ra ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp. Cụ thể trong bảng 2.3. sau.
Bảng 2.3. Diễn biến khí hậu Kon Tum qua các năm
Stt Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nhiệt độ o C 24,9 23,9 24,8 24,3 - - Độ ẩm % 75,3 75,5 75,8 74,9 - - Lƣợng mƣa mm 127,3 210 152,9 186,6 - - Số giờ nắng giờ 213,3 190,4 207,0 195,1 - -
Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230
C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày khá lớn 8 - 90C. Nhƣng do nằm trên nhiều kiểu địa hình khác nhau nên Kon Tum có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, có thể phân thành các tiểu vùng sau:
-Tiểu vùng khí hậu núi cao Ngọc Linh: Tiểu vùng này nằm ở phía Bắc của tỉnh, bao gồm các huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông. Đặc điểm khí hậu vùng này là lạnh và ẩm ƣớt, do ảnh hƣởng trực tiếp của vùng Đông Trƣờng Sơn nên vùng này có lƣợng mƣa rất lớn, lƣợng mƣa đạt trung bình trên 3.000mm/năm. Mƣa tập trung vào các tháng 7, 8 và 9, về mùa khô vùng này vẫn nhận đƣợc một lƣợng mƣa đáng kể. Nhiệt độ trung bình từ 130C- 170C, tháng lạnh nhất tháng 1, nhiệt độ trung bình từ 110C- 150C.
- Tiểu vùng khí hậu núi thấp Sa Thầy: Vùng này bao gồm phía Nam của huyện Sa Thầy, lƣợng mƣa trung bình từ 2000 mm - 3000 mm, nhiệt độ trung bình từ 200C-230C.
-Tiểu vùng khí hậu máng trũng Kon Tum: Vùng này bao gồm Thành phố Kon Tum, huyện Đắk Hà, vùng này mang đậm nét khí hậu của vùng địa hình máng trũng, lƣợng mƣa hàng năm ít, chỉ đạt từ 1.700 - 2.200 mm/năm. Nhiệt độ trung bình năm cũng cao hơn so với hai tiểu vùng trên, trung bình 230
0C - 250C.
Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lƣợng mƣa trung bình khoảng 2.121 mm, lƣợng mƣa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lƣợng mƣa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hƣớng đông bắc; mùa mƣa, gió chủ yếu theo hƣớng tây nam.
Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là
tháng 3 (khoảng 66%).
e, Nguồn nước
Hệ thống sông, suối, ngòi của Kon Tum khá phong phú, tuy nhiên đa phần nhỏ hẹp và lắm thác gềnh nên không có khả năng giữ nƣớc, do đó thƣờng xuyên thiếu nƣớc cho sản xuất vào mùa khô. Cây sắn là cây chịu hạn nhƣng trong quá trình canh tác vẫn cần đƣợc tƣới để đạt năng suất cao.
Bảng 2.4. Tài nguyên nƣớc mặt tỉnh Kon Tum
TT Sông Diện tích lƣu vực (km2) Lƣu lƣợng dòng chảy (m3 /s) Môdun dòng chảy (l/s.km2) Tổng lƣợng dòng chảy (109 m3) Ghi chú 1 Sê San
Krông Pơ Kô 1583 73,6 46,49 2,323 Ðăk Nghé 325 8,7 26,77 0,275 Sa Thầy 1300 39,5 30,38 1,247 Các sông nhánh ở tả ngạn 1192 61,7 51,76 1,947 Các sông nhánh ở hữu ngạn 1444 84,8 58,73 2,676 Sê San (Yaly) 1442 38,4 26,63 1,212
2 Thƣợng nguồn sông Giàng và Ðăk My 885 40,5 45,76 1,278 Chảy sang tỉnh Quảng Nam 3 Thƣợng nguồn sông Ðăk Sê Lô và sông Re 1157 46,7 40,36 1,474 Chảy sang tỉnh Quảng Ngãi 4 Các sông khác chảy sang Lào, Campuchia
286 14,0 48,95 0,442
Chảy sang Lào và Camphuchia
- Nguồn nƣớc mặt tại Kon Tum đƣợc thể hiện qua Bảng 2.4.: Kon Tum có nguồn nƣớc mặt khá dồi dào, đƣợc dự trữ từ 4 hệ thống sông lớn và các hồ chứa nƣớc.
+ Hệ thống sông Sê San có lƣu vực chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, do chảy qua nhiều bậc thềm địa hình nên độ dốc dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, do vậy hệ thống sông này có tiềm năng tiềm năng thuỷ điện lớn. Tổng lƣợng dòng chảy của sông từ 10-11 tỷ m3 nƣớc.
+ Phía Đông bắc là đầu nguồn sông Trà Khúc, phía Bắc là đầu nguồn sông Thu Bồn và sông Vu Gia. Các sông này đều chảy về các tỉnh Duyên Hải và đổ ra biển Đông, diện tích lƣu vực của 3 con sông này chỉ chiếm 1/4 diện tích của toàn tỉnh.
+ Ngoài nguồn nƣớc mặt từ các hệ thống sông suối, Kon tum còn có nguồn nƣớc mặt khá dồi dào đƣợc chứa từ các hệ thống hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện nhƣ hồ thuỷ điện Plêi Krông, hồ thuỷ lợi Đăk Hniêng, Đắk Uy.
Bảng 2.5. Tài nguyên nƣớc ngầm TT Vùng tính trữ lƣợng Trữ lƣợng động tự nhiên Trữ lƣợng tĩnh tự nhiên Trữ lƣợng khai thác tiềm năng Modun khai thác tiềm năng Trữ lƣợng khai thác dự báo Modun khai thác dự báo ĐVT m3/ngày m3/ngày/ha 1 Ðăk Glei 132346,6 6759,0 139105,6 3,6 81638,4 2,1 2 Ngoc Hồi 96439,5 5775,9 102215,4 4,1 59769,7 2,4 3 Ðăk Tô 167738,6 13334,4 181073,0 4,0 105043, 5 2,3 4 Sa Thầy 216454,8 14238,0 230692,8 3,6 134571, 4 2,1 5 TP.KonTum 133663,0 12477,0 146140,0 4,5 84315,2 2,6 6 Ia H’Drai 79215,3 4651,0 80511,3 3,1 41009,2 2,0 7 Ðăk Hà 98935,1 8423,1 107358,2 3,8 62140,7 2,2
TT Vùng tính trữ lƣợng Trữ lƣợng động tự nhiên Trữ lƣợng tĩnh tự nhiên Trữ lƣợng khai thác tiềm năng Modun khai thác tiềm năng Trữ lƣợng khai thác dự báo Modun khai thác dự báo ĐVT m3/ngày m3/ngày/ha 8 KonPlong 212434,5 21618,9 234053,4 3,3 134594, 9 1,9 9 Kon Rẫy 80227,4 4491,0 84718,4 3,5 49618,5 2,0