Phát triển các nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 87 - 91)

CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.2. Phát triển các nguồn lực

- Về đất đai:

Đất đai là nguồn tài nguyên, tài sản quan trọng của quốc gia, do đó, việc phân bổ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trƣớc mắt và

lâu dài, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế luôn là vấn đề xun suốt trong hồn thiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch chƣa tốt có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng, cần rà soát lại quy hoạch, tổ chức chỉ đạo trồng sắn theo quy hoạch.

Hiện nay tình hình sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum diễn ra manh mún, nhỏ lẽ. Vì thế để tiến tới sản xuất lớn thì q trình tích tụ đất đai là phù hợp với nhu cầu phát triển và đáp ứng đƣợc quyền lợi của ngƣời sở hữu và của ngƣời sản xuất trên cơ sở chuyển nhƣợng, cho thuê hoặc thông qua việc thành lập, phát triển các trang trại. Thông qua việc tập trung tích tụ ruộng đất mới thực hiện đƣợc sản xuất lớn, tạo điều kiện để cơ giới hoá nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành …

Thâm canh nông nghiệp hay thâm canh cây sắn là hình thức tốt nhất để thu hẹp diện tích mà sản lƣợng lại đƣợc cải thiện theo hƣớng tăng lên, thâm canh nông nghiệp chủ yếu là phát triển các dịch vụ nông nghiệp nhƣ: làm đất, cung ứng giống cây trồng và vật ni mới , phân bón, thuốc phịng trừ dịch bệnh, thức ăn cho chăn nuôi, phát triển hệ thống kênh mƣơng tƣới và tiêu nƣớc, hiện đại hóa kỹ thuật chế biến và tiêu thụ nông sản… Phát triển các hình thức dịch vụ nơng nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện thâm canh, tăng diện tích canh tác, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.

- Về nguồn lao động:

Lao động là yếu tố cần thiết cho mọi quá trình sản xuất, lao động là vấn đề cần đặc biệt quan tâm nhằm phát triển nguồn lực đảm bảo về mặt số lƣợng và chất lƣợng để phát triển cây sắn. Cần tiếp tục hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực, chất lƣợng nguồn lao động cho phát triển sản xuất thơng qua các chính sách nhƣ sau:

Mở lớp đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực giỏi, liên kết với các nhà khoa học, viện nghiên cứu, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông địa phƣơng.

Hàng năm trƣớc mỗi vụ sắn nên mở lớp đào tạo có chất lƣợng, tập huấn ngắn hạn miễn phí cho nơng dân, đặc biệt quan tâm tạo điều kiện cho ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số. Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức kỹ thuật về thâm canh sắn, cách chăm sóc và phịng trị bênh cho cây sắn. Cân theo sát quá trình canh tác trong vụ đầu để ngƣời nông dân tiếp thu và học tập kinh nghiệm sản xuất cho vụ sau.

Tăng cƣờng nâng cao nhận thức ngƣời lao động sản xuất sắn. Đối với hộ gia đình sản xuất, điều quan trọng là phải hiểu biết và nằm vững các quy định của luật pháp, nhất là các quy định liên quan đến quản lý nhà nƣớc đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các quy định liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, các quy định có liên quan nhƣ bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ tài nguyên nƣớc, đất đai, về sản xuất sản phẩm có liên quan.

Tăng cƣờng công tác phổ biến tiến bộ khao học kỹ thuật, xây dựng điểm nghiệm và nhân giống mới.

Về nguồn lực tài chính: Xây dựng các chính sách vốn riêng dành cho phát triển cây sắn trên địa bàn khi áp dụng công nghệ kỹ thuật mới.

Tăng cƣờng đầu tƣ các cơng trình thủy lợi, đƣờng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất, thu mua và tiêu thị sản phẩm nông dân trồng sắn.

- Về vốn:

Trong quá trình phát triển nền nơng nghiệp ở nƣớc ta nói chung, ở Kon Tum nói riêng cho thấy: do thiếu vốn nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nhất là thủy nông xuống cấp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu thâm canh cao và phát triển bền vững.

Chính sách về vốn để phát triển ngành cơng nghiệp sắn là vấn đề cần giải quyết đối với các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị của sắn.

+ Vốn vay dành cho sản xuất: đối tƣợng ƣu tiên đƣợc hƣởng chính sách vốn là ngƣời nghèo và các hộ sản suất tập trung, chính sách sẽ tác động tích cực đến việc áp dụng giống mới, tăng mức áp dụng đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ…) làm tăng năng suất và lợi nhuận, đồng thời giảm tác động xấu đến mơi trƣờng vì giảm xói mịn, và thối hóa đất.

+ Vốn vay dành cho tiêu thụ: vốn ƣu tiên sử dụng cho các doanh nghiệp chế biến để sử dụng cho việc thu mua sản phẩm, nâng cấp hệ thống máy móc hoạt động của doanh nghiệp.

+ Vốn dành cho nâng cấp: vốn dùng cho việc nâng cấp đƣờng xá phục vụ cho trung chuyển sản phẩm từ đồng ruộng, nguồn vốn có thể có đƣợc thơng qua việc lồng ghép các chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới, vốn từ hỗ trợ của doanh nghiệp.

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Xây dựng các cơ sở chế biến có quy mơ phù hợp với tiềm năng vùng nguyên liệu và trên cơ sở xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu ổn định có chất lƣợng để đảm bảo phát triển bền vững; đồng thời khai thác nguồn nguyên liệu từ các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia cho công nghiệp chế biến.

Mở rộng các lớp khuyến nông, dạy nghề nông nghiệp, triển khai các mô hình trình diễn, hội nghị đầu bờ, tham quan mơ hình nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Đối với ngƣời dân ở vùng dân tộc thiểu số, chú trọng phƣơng pháp hƣớng dẫn trực quan, tham quan các mơ hình hiệu quả ngay trong cộng đồng dân cƣ tại cơ sở.

Xây dựng mạng lƣới trạm trại bảo vệ thực vật, các trạm thủy nông, trạm cung cấp điện, trạm cơ khí sửa chữa, các cơ sở chế biến phân bón, hệ thống

các đại lý cung ứng vật tƣ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, cơng cụ sản xuất ... nhằm phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp.

Về hạ tầng giao thông nông thôn, triển khai lồng ghép và tận dụng có hiệu các chƣơng trình, dự án để đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng liên thôn, liên xã theo chuẩn nông thôn mới một cách đồng bộ, hiệu quả. Phấn đấu đến 2020 nhựa hóa 100% các tuyến đƣờng do tỉnh quản lý, cứng hóa trên 90% các tuyến đƣờng xã, đƣờng thơn xóm, nội đồng

Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tƣ xây dựng cơng trình thủy lợi mới với duy tu, bảo dƣỡng, sửa chữa, khai thác hiệu quả các cơng trình thủy lợi hiện có. Nâng cấp hồ, đập và từng bƣớc kiên cố hóa kênh mƣơng, đảm bảo chủ động 100% diện tích nƣớc tƣới đến năm 2020. Cần đầu tƣ liên kết các hồ hiện có thành hệ thống cụm hồ, nâng cao năng lực chứa nƣớc và hỗ trợ nƣớc tƣới trên các vùng diện rộng.

Phát triển hệ thống lƣới điện, nâng cao chất lƣợng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho cƣ dân ở nơng thơn. Phát triển hệ thống bƣu chính, viễn thơng, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của ngƣời dân ở nông thôn, miền núi. Xây dựng chợ đầu mối nông sản và phát triển hệ thống chợ nông thôn.

Đƣa nhanh công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Coi công tác giống nhƣ là một khâu tạo tiền đề, đột phá để phát triển nông nghiệp. Đồng thời, mở rộng và nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống dịch vụ nông nghiệp, đặc biệt là dịch vụ giống cây trồng, bảo vệ thực vật, cơ khí nơng nghiệp, dịch vụ thu hoạch, cung cấp phân bón.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)