ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN

2.3.1. Thành công và hạn chế trong sản xuất cây sắn

a, Thành công

Các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia vào sản xuất sắn trên địa bàn tỉnh tăng qua các năm.

Mặc dù việc phát triển cây sắn trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn song nhờ sự quan tâm của địa phƣơng trong việc tìm ra phƣơng hƣớng phát triển bền vững cây sắn, các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống sắn đã đƣợc đƣa vào thực tiễn thay đổi cơ cấu giống sắn góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng sắn từ đó nâng cao thu nhập cho ngƣời trồng sắn.

Cây sắn không kén đất, có thể chịu hạn, có thể sinh trƣởng trên nhiều loại đất khác nhau nên có thể tận dụng đƣợc nguồn lực để phát triển sắn nhƣ sử dụng đất chuyển đổi từ đất lúa một vụ, đất thoái hóa không kịp cải tạo để trồng các loại cây khác… Trồng sắn thu hút một lƣợng lớn lao động, giải

quyết công việc cho các lao động nhất là các lao động là ngƣời dân tộc thiểu số.

Các doanh nghiệp liên kết đầu vào với các nông hộ thuộc cánh đồng lớn về hom giống, các giống sắn tại địa phƣơng đến 95% là giống cho năng suất cao. Liên kết sản xuất giữa các hộ sản xuất với nhau tạo tiền đề cho việc phát triển vùng chuyên canh sắn tại địa phƣơng.

Thị trƣờng sắn còn nhiều triển vọng phát triển. Cây sắn là cây trồng phù hợp với ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời dân nghèo, giúp đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, ổn định trật tự xã hội. Thúc đẩy nền nông nghiệp nông thôn và công nghiệp chế biến địa phƣơng đi lên. Tăng kim ngạch xuất khẩu của địa phƣơng

b, Hạn chế

Cơ sở sản xuất sắn chủ yếu là kinh tế hộ quy mô nhỏ, manh mún gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm làm cho liên kết về đầu ra sản phẩm với doanh nghiệp còn lỏng lẻo.

Diện tích sắn trồng không đƣợc cải tạo nên bị sa mạc hóa. Diện tích sắn mở rộng không theo quy hoạch làm ảnh hƣởng đến diện tích đất sử dụng cho cây khác. Quy trình canh tác không theo hệ thống, làm năng suất sắn giảm. Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ nhƣng không đủ hoặc đã lạc hậu. Các chính sách về vốn vay cho hộ sản xuất chƣa có gây khó khăn cho các hộ nghèo.

Giá cả thị trƣờng là yếu tố quyết định diện tích sắn, hợp đồng tiêu thụ giữa doanh nghiệp và nông hộ không vận hành tốt.

Kết quả sản xuất cây sắn không cao, ngƣời dân không đƣợc lợi nhiều nhƣ sản xuất các cây trồng khác.

2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế

Các cơ sở sản xuất sắn không đủ mạnh, còn manh mún nên rất bị lệ thuộc.

Nguồn lực sử dụng trong sản xuất sắn chƣa đƣợc sử dụng hết do trình độ dân trí không đều, ở vùng sâu vùng xa trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, khả năng áp dụng khoa học công nghệ chƣa cao, dân còn trông chờ và ỷ lại vào đầu tƣ hỗ trợ từ nhà nƣớc.

Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch chƣa tốt nên quy hoạch bị phá vỡ.

Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu làm cho sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Sự kiểm soát của các cơ quan ban ngành còn chƣa cao nên hiện tƣợng phá vỡ quy hoạch xảy ra

Giống sắn tại địa phƣơng năng suất cao nhƣng chƣa đƣợc trồng đồng bộ. Địa hình của địa phƣơng phân hóa đa dạng nên giống chƣa đáp ứng đƣợc tất cả các môi trƣờng.

Liên kết sản xuất với doanh nghiệp kém do không chủ động nên thiếu thông tin thị trƣờng cũng nhƣ không nhận đƣợc hỗ trợ từ doanh nghiệp. Thị trƣờng còn nhỏ còn nhiều tiềm năng chƣa khai thác hết.

Chuỗi giá trị cây sắn không đƣợc tổ chức hiệu quả, thông qua nhiều tầng giao dịch giữa ngƣời trồng sắn và nhà máy làm cho kết quả sản xuất cây sắn không cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tỉnh Kon Tum có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng trọt, trong đó có cây sắn, lực lƣợng lao động đông đảo, lao động phổ thông tập trung chủ yếu tại vùng nông thôn, thích hợp cho phát triển ngành nghề tận dụng lợi thế đất đai và lao động lớn. Kinh tế tăng trƣởng qua các năm song chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong những năm qua cây sắn trên địa bàn Tỉnh Kon Tum đã có những bƣớc phát triển, khai thác đƣợc các nguồn lực để tạo ra ngày càng nhiều giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, quá trình phát triển diễn ra chủ yếu theo chiều rộng, chƣa chú ý đến phát triển theo chiều sâu, sản xuất còn mang tính tự phát chƣa chú ý đến yếu tố thị trƣờng. Cơ sở hạ tầng – kỷ thuật còn nhiều hạn chế, trình độ lao động còn thấp, các cơ sở sản xuất sắn chƣa phát triển, liên kết sản xuất giữa nông hộ và doanh nghiệp chƣa sâu sắc, thị trƣờng còn nhiều hạn chế làm cho giá trị của cây sắn không cao. Nhƣ vậy, để phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian đến cần có những giải pháp, chính sách cần thiết, phù hợp và mang lại hiệu quả cao.

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 3.1.1. Xu hƣớng phát triển cây sắn của địa phƣơng 3.1.1. Xu hƣớng phát triển cây sắn của địa phƣơng

a, Quan điểm phát triển cây sắn

- Đối với ngành nông nghiệp nói chung:

Sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hầu, môi trƣờng, thiên tai dịch bệnh....những sự thay đổi này tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất nông nghiệp, vậy nên trong quá trình phát triển nông nghiệp cần chú ý đến sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên để có những kế hoạch, biện pháp sản xuất tốt nhất.

Môi trƣờng kinh tế ổn định là điều kiện tốt cho các quan hệ kinh tế trong nông nghiệp phát triển: Khi môi trƣờng kinh tế ổn định sẽ cung cấp các yếu tố nguồn lực cho nông nghiệp phát triển.

Nhu cầu của thị trƣờng là căn cứ để phát triển nông nghiệp, phát triển dựa vào nhu cầu của ngƣời tiêu dùng: Nhu cầu của thị trƣờng sẽ dẫn dắt, quyết định đến sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm từ nông nghiệp sẽ đi đâu về đâu đều phải dựa nào nhu cầu, tín hiệu của thị trƣờng, vì vậy trong quá trình sản xuất nông nghiệp phải đặt yếu tố thị trƣờng lên hàng đầu.

Phát triển nông nghiệp đi đôi với việc nâng cao trình độ dân trí ở khu vực nông thôn: Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển nông thôn, trong quá trình phát triển nông nghiệp cần chú trọng đến việc nâng cao kiến thức, trình độ cho ngƣời dân nhằm giúp họ ứng dụng các tiến bộ vào phát triển nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp gắn với việc bảo vệ và cải tạo môi trƣờng: Bảo vệ và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng phải đƣợc coi là yếu tố không thể tách rời trong quá trình phát triển nông nghiệp. Tích cực chủ động phòng ngừa,

ngăn chặn những tác động xấu với môi trƣờng do hoạt động con ngƣời gây ra. Chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trƣờng trong quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội.

Phát triển nông nghiệp phải đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Phát triển nông nghiệp phải đảm bảo mục tiêu an ninh lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm nhằm đảm, bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội.

- Đối với lĩnh vực trồng trọt:

Phát triển trồng trọt theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung, thâm canh sử dụng giống mới, áp dụng quy trình sản xuất mới; đƣa cơ giới vào phục vụ sản xuất. Trồng trọt tiếp tục xác định là ngành sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, mặc dù tỷ trọng giảm dần nhƣng vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành. Các cây nông nghiệp chủ yếu của tỉnh nhƣ lúa nƣớc, ngô lai, sắn; cây công nghiệp dài ngày có giá trị nhƣ cà phê, hồ tiêu…

- Đối với cây sắn nói riêng:

Là một tỉnh miền núi có tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt. Phát triển cây sắn gắn liền với các mục tiêu kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Cần phát huy tối đa các lợi thế phát triển theo hƣớng tập trung, chuyển đổi từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ sang tập trung phát triển hàng hóa theo quy mô công nghiệp trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ để tăng năng suất và chất lƣợng. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực về đất đai, nƣớc và lao động trong sản xuất sắn. Quy mô sản xuất tập trung dễ kiểm soát đƣợc sự gia tăng diện tích tránh ảnh hƣởng đến quy hoạch cũng nhƣ môi trƣờng sinh thái.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực I, xây dựng mô hình canh tác tối ƣu để gia tăng giá trị sản lƣợng và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích

đất nông nghiệp bằng cách kết hợp giữa các loại cây khác nhau có thể phối hợp đƣợc hay đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất và sản lƣợng.

Tiến hành xây dựng đƣợc vùng nguyên liệu tập trung gắn liền với khu chế biến để sản xuất thuận tiện hơn, làm nổi bật vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với ngƣời nông dân.

Phát triển nông nghiệp gắn liền với đô thị hóa phải đi đôi với quá trình xây dựng nông thôn mới. Phát triển sản xuất gắn liền với lợi ích của ngƣời dân.

b, Mục tiêu

- Ngành nông nghiệp:

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ. Đến năm 2015 cơ bản định hình quy mô sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực (cao su, cà phê, đàn trâu, bò,..) để giai đoạn tiếp theo phát triển nông nghiệp theo chiều sâu. Dự báo giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 9%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 8%/năm trong giai đoạn tiếp theo.

Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đến khai thác, chế biến lâm sản và dịch vụ môi trƣờng, du lịch sinh thái, đảm bảo nguyên tắc bền vững và hiệu quả.

Phát triển thủy sản nhằm từng bƣớc cung cấp đủ tiêu dùng tại địa phƣơng, góp phần đảm bảo an ninh dinh dƣỡng, tạo thêm việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo

Giá trị sản xuất và cơ cấu tổng sản phẩm: Giá trị sản xuất (theo giá so sánh) ngành nông lâm ngƣ nghiệp đến năm 2015 đạt 2.077 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 3.047,3 tỷ đồng; về cơ cấu, giá trị tổng sản phẩm ngành nông, lâm ngƣ nghiệp đến năm 2015 chiếm 33%, đến năm 2020 chiếm 25,1% tổng giá trị sản phẩm toàn tỉnh.

Tốc độ tăng trƣởng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản: Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 là 8,8%/năm; giai đoạn 2016- 2020 là 8%/năm. Trong đó: Giai đoạn 2011-2015 nông nghiệp tăng khoảng 9%/năm, lâm nghiệp tăng 4,8%/năm, thủy sản tăng 9,3%/năm; giai đoạn 2016-2020 nông nghiệp tăng khoảng 8,1 %/năm, lâm nghiệp tăng 4,4%/năm, thuỷ sản tăng 8%/năm.

- Cây sắn nói riêng:

Quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến hiện có trên cơ sở có liên kết chặt chẽ giữa nhà máy và hộ nông dân. Phấn đấu đến năm năm 2020 chế biến đƣợc 136 ngàn tấn tinh bột và 140 triệu lít cồn. Giảm dần diện tích sắn, tăng diện tích sắn cao sản và tập trung thâm canh để tăng sản lƣợng.

Tăng cƣờng đầu tƣ và giúp đỡ nông dân về giống, kỹ thuật canh tác sắn bền vững, trồng xen với cây họ đậu và luân canh đất trồng sắn với các cây ngắn ngày khác thông qua xây dựng các mô hình trình diễn.

3.1.2. Dự báo nhu cầu về cây sắn

Theo dự báo của hiệp hội sắn, tổng nhu cầu sắn dành cho cả tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu trong thời gian tới là rất lớn. Cụ thể nhƣ sau:

- Nhu cầu củ sắn tƣơi dùng cho sản xuất TBS khoảng: 8 triệu tấn/năm; - Nhu cầu củ sắn tƣơi dùng cho chế biến thức ăn chăn nuôi: 2,55 triệu tấn/năm;

- Nhu cầu củ sắn tƣơi dùng cho sắn lát khô xuất khẩu và dự kiến chế biến cồn trong nƣớc:3,5 triệu tấn/năm.

Tổng nhu cầu: khoảng 14,05 triệu tấn/năm

Đối với thị trƣờng quốc tế: Ngành sắn của Việt Nam chịu ảnh hƣởng lớn từ nhà nhập khẩu Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu tinh bột sắn của Trung Quốc cao, là đầu mối tiêu thụ sắn lớn nên sự phụ thuốc vào thị trƣờng Trung

Quốc là không tránh khỏi.

Bảng 3.1.Dự báo các nƣớc chính nhập khẩu tinh bột sắn năm 2016

TT Thị trƣờng Thị phần % 1 Trung Quốc 91.03 2 Hàn Quốc 2.91 3 Đài Loan 1.08 4 Philippine 1.20 5 Malaysia 0.80 6 Indonesia 0.56 7 Nhật Bản 0.76 8 Khác 1.66 Tổng cộng 100

(Nguồn: Báo cáo Hội nghị sắn năm 2016 tại Kon Tum)

Từ bảng 3.1 ta thấy, thị phần của Trung Quốc chiếm đến hơn 90% thị phần xuất khẩu sắn của Việt Nam, nhu cầu sử dụng sắn để sản xuất ethanol của các nƣớc không ngừng tăng lên đây là tín hiệu lạc quan để xuất khẩu, thay đổi dần thị phần xuất khẩu, vẫn là Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất nhƣng thu hẹp quy mô lại, tăng thị phần xuất khẩu qua các nƣớc khác để giảm bớt sự phụ thuộc vào 1 thị trƣờng.

Đối với thị trƣờng sắn trong nƣớc: Nhu cầu sắn trong nƣớc rất cao, trong khi lƣợng sắn dùng cho xuất khẩu bị ứ đọng thì các doanh nghiệp trong nƣớc lại phải nhập khẩu sắn về từ Lào và Campuchia gây bất cập và tốn chi phí nhập khẩu. Cần phải điều chỉnh lại cán cân xuất nhập khẩu, ƣu tiên cho nhu cầu sản xuất trong nƣớc rồi mới xuất khẩu.

Chủ trƣơng đẩy mạnh tiêu thụ xăng E5 của Chính phủ đang đƣợc thực thi, nhu cầu sắn dùng trong sản xuất ethanol sẽ tăng.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.2.1. Phát triển cơ sở sản xuất sắn 3.2.1. Phát triển cơ sở sản xuất sắn

Cơ sở sản xuất sắn chủ yếu là hộ gia đình nên quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, điều kiện sản xuất thấp, chi phí đầu tƣ sản xuất vì nhỏ nên tốn kém nhiều hơn sản xuất lớn nên khâu đầu tƣ sản xuất hay bị bỏ qua. Để cơ sở sản xuất sắn phát triển cần phải củng cố và nâng cao năng lực kinh tế cơ sở bằng cách tạo điều kiện hỗ trợ cho các cơ sở nhƣ vốn, giống, kỹ thuật… đồng thời khuyến khích thay đổi hình thức tổ chức sản xuất từ cá thể sang tập thể để tận dụng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và thu nhập.

Cây sắn là cây ngắn ngày, dễ trồng , đòi hỏi kỹ thuật thông thƣờng không cao, để phát triển cây sắn, cần cung cấp một lƣợng kiến thức về kỹ thuật cũng nhƣ các kiến thức chăm sóc cây vì vậy nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất tiến bộ cho các cơ sở là điều cần thiết, nhất là đối với các cơ sở thuộc sở hữu của các hộ đồng bào.

Hiện nay kinh tế hộ đang đi vào sản xuất theo hƣớng hàng hoá, chịu sự chi phối của cơ chế thị trƣờng, song do ngƣời dân chƣa nắm bắt đƣợc thị trƣờng, chƣa biết và chƣa đủ điều kiện để tổ chức sản xuất thích hợp với thị trƣờng nên phát triển nông nghiệp chƣa mang lại hiệu quả cao. Để kinh tế hộ tiếp cận đƣợc với các nguồn lực trong nông nghiệp và thị trƣờng nằm phát triển nông nghiệp, nông thôn cần thực hiện những giải pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất. Việc tích tụ ruộng đất sẽ tạo điều kiện để máy móc, cơ giới hóa vào sản xuất, áp dụng đƣợc các biện pháp thâm canh trong nông nghiệp nhằm tăng năng suất,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)