Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 58 - 63)

CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN

2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH KON TUM ẢNH HƢỞNG ĐẾN

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

a, Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Kon Tum

Tổng giá trị sản xuất của tỉnh Kon Tum năm 2015 là 14782,66 tỉ đồng tăng 11,03% so với năm 2014 trong đó, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là 4460,11 tỉ đồng tăng 9,6%, ngành công nghiệp tăng 14,17% và ngành dịch vụ tăng 10,7%.

- Khu vực Nơng, lâm, thủy sản có mức tăng trƣởng 9,6%, đạt đƣợc mức tăng trƣởng nhƣ trên là do sản lƣợng, sản phẩm của nhiều ngành tăng lên. Cụ thể một số sản lƣợng, sản phẩm có mức tăng cao nhƣ sau: sản lƣợng lúa tăng 6,9%, cao su tăng 12,53%; cà phê tăng 4,18% gỗ khai thác tăng 35,82%, sản lƣợng sản phẩm thuỷ sản tăng 16,51% so với năm 2014.

- Khu vực Công nghiệp - Xây dựng có mức tăng 14,17%, chủ yếu nhờ vào mức tăng cao của ngành công nghiệp chế biến với chỉ số sản xuất tăng 16,51% và ngành xây dựng với giá trị sản xuất theo giá hiện hành tăng 11,13%, cụ thể một số sản phẩm có mức tăng cao nhƣ sau: Tinh bột sắn sản xuất 217.880 tấn, tăng 92,72% so cùng kỳ năm trƣớc; lƣợng đƣờng sản xuất 17.784 tấn, tăng 24,60% so cùng kỳ năm trƣớc..., một số sản phẩm khác tƣơng đối ổn định, có mức tăng, giảm khơng cao.

- Khu vực Dịch vụ có mức tăng 10,7%, trong đó các hoạt động dịch vụ có mức tăng trƣởng cao nhƣ: Doanh thu vận tải, kho bãi ƣớc tính năm 2015 đạt 1.174.097 triệu đồng, tăng 11,49 %, Tổng mức hàng hoá bán lẻ, doanh thu

dịch vụ ƣớc tính năm 2015 đạt 12.101.335 triệu đồng, tăng 16,96% so với năm 2014.

Bảng 2.8. Giá trị sản xuất của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010-2015

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nông nghiệp (tỉ đồng) 2.057 3.159 3.578 3.800 4.069 4.460 Công nghiệp (tỉ đồng) 1.318 1.900 2.350 2.733 3.003 3.428 Dịch vụ (tỉ đồng) 3.158 3.679 4.212 4.699 5.214 5.776 Tổng GTSX (tỉ đồng) 7.013 9.462 11.025 12.176 13.314 14.783 Tốc độ tăng trƣởng bình quân % (năm trƣớc=100%) 100 134,92 116,52 110,44 109,35 111,03

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2015)

Theo số liệu thống kê, sản xuất của tỉnh tăng không ngừng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng qua các năm khơng đồng đều, Tình hình tăng trƣởng biến động này là do sự biến động tăng trƣởng của yếu tố nông nghiệp kéo theo sự gia tăng của công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

b, Cơ cấu kinh tế

Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, ngành nông nghiệp và thƣơng mại dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn đến khoảng 70%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, giai đoạn 2010-2015 tuy đã có bƣớc chuyển dịch theo hƣớng cơng nghiệp hóa, nhƣng đến năm 2015 tỷ trọng nơng lâm nghiệp và thủy sản vẫn cịn lớn, chiếm 30,17% GDP, tƣơng ứng thƣơng mại- dịch vụ chiếm 39,08% và công nghiệp, xây dựng chỉ chiếm 23,19% GDP.

Trong giai đoạn 2010- 2015 tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm của giai đoạn là 16,08%.

Bảng 2.9. Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum qua các năm

ĐVT: % Năm Tổng Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2010 100 29,33 18,80 45,03 2011 100 33,38 20,08 38,79 2012 100 32,45 21,32 38,21 2013 100 31,21 22,45 38,59 2014 100 30,56 22,55 39,17 2015 100 30,17 23,19 39,08

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2015)

Bảng 2.9 cho ta thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Kon Tum Cùng với việc tăng trƣởng mạnh và đều đặn của khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng, giảm dần tỷ trọng nơng lâm nghiệp song mức độ chuyển dịch cịn chậm.

Tính riêng trong ngành nơng nghiệp, giá trị đóng góp của ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.10 và 2.11

Bảng 2.10. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Kon Tum

ĐVT: triệu đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Giá trị sản xuất nông nghiệp 3733833 5838022 6571181 6998299 7491736 8202282 Trồng trọt 2927107 4854213 5541977 5882873 6309451 6849906 Chăn nuôi 670806 876332 933017 1019126 1082632 1253581 Dịch vụ nông nghiệp 135920 107477 96187 96300 99653 98795

Bảng 2.10 cho ta thấy tồn cảnh sản xuất nơng nghiệp của tỉnh Kon Tum trong những năm qua, tốc độ phát triển của ngành tƣơng đối nhanh, năm 2010 đạt 3.733.833 triệu đồng thì đến năm 2015 đã đạt 8.202.282 triệu đồng tăng gấp 2,19 lần. Sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị chủ đạo, thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. . Giá trị đóng góp của ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, gấp 3 đến 4 lần giá trị của chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp

Bảng 2.11. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Kon Tum

ĐVT: % Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trồng trọt 78,32 83,14 84,33 84,06 84,21 83,51 Chăn nuôi 17,96 15,01 14,19 14,56 14,45 15,28 Dịch vụ nông nghiệp 3,64 1,84 1,46 1,37 1,33 1,20

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2015)

Trong cơ cấu ngành nơng nghiệp, vai trị của trồng trọt là rất lớn, chiếm đến 80% trong cơ cấu của ngành. Điều kiện tự nhiên chính là điều quan trọng tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu, điều kiện tự nhiên của tỉnh rất phù hợp với phát triển trồng trọt. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc phần lớn vào sự phát triển của trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ chƣa đáp ứng đƣợc đủ nhu cầu sản xuất của ngành nông nghiệp.

c, Kết cấu hạ tầng

- Giao thông:

Giao thông đƣờng bộ: Tồn tỉnh có 2.905 km giao thơng đƣờng bộ, trong đó, đƣờng nhựa có 641 km (chiếm 22%), đƣờng bê tơng xi măng có 43,7 km (chiếm 1,5%), đƣờng cấp phối có 290,5 km (chiếm 10%) và đƣờng đất là 2.930 km (chiếm 66,4%).

+ Tỉnh lộ gồm 8 tuyến với tổng chiều dài là 352,6 km.

Đƣờng vào trung tâm xã và cụm xã: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 91,7% xã có đƣờng giao thơng đến trung tâm xã trong 2 mùa. Ngồi ra cịn có 08 xã chƣa có tuyến đƣờng giao thơng đến trung tâm xã trong 2 mùa: Xã Đăk Ring, Măng Bút, Ngọc Tem, Đăk Nên huyện Kon Plông; xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi; xã Ngọc Lây huyện Tu Mơ Rong, xã Mô Rai, Ya Tăng huyện Sa Thầy.

Đƣờng giao thông biên giới nhƣ: Đăk Môn - Đăk Long, Đăk Pét - Đăk Nhong, Đăk Man - ĐăkBlơ... đang thi cơng và hồn thiện; đƣờng tuần tra biên giới: đồn biên phòng 713 đã hồn thành; đồn biên phịng 705 đang thi công.

Giao thông đƣờng thuỷ: Do đặc điểm hệ thống sông suối hẹp, dốc, ghềnh thác nên không thể khai thác đƣợc vận tải đƣờng thuỷ. Riêng hệ thống đƣờng thuỷ lòng hồ Ya Ly chƣa có nhu cầu vận tải thuỷ trên lòng hồ nên đến nay chƣa triển khai khảo sát luồng lạch.

- Thuỷ lợi:

Tồn tỉnh hiện nay có trên 75 cơng trình thuỷ lợi lớn, trên 100 cơng trình thuỷ lợi nhỏ và nhiều cơng trình tạm với năng lực thiết kế tƣới lúa nƣớc vụ Đông xuân là 7.750 ha, vụ mùa là 5.100 ha và 1.000 ha cây công nghiệp. Năng lực tƣới thực tế là 5.500 ha lúa Đông xuân, 2.500 ha lúa mùa và 650 ha cây công nghiệp, đạt 60 - 65% năng lực thiết kế. Các cơng trình thuỷ lợi đã mang lại hiệu quả nhất định trong sản xuất lƣơng thực, góp phần định canh định cƣ, xố đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

- Điện:

Nguồn cung cấp: Hiện tại, tỉnh Kon Tum đƣợc cấp điện từ hệ thống điện miền Trung thông qua tuyến đƣờng dây 110 KV mạch đơn PleiKu - Kon Tum - Đăk Tô và 02 Trạm 110/22KV tại thành phố Kon Tum và huyện Đăk Tô. Các nguồn điện tại chỗ phần lớn là điện lƣới 15, 22 KV gồm: Nhà máy điện

Kon Tum (3,4MW), và 02 Trạm thuỷ điện nhỏ: Kon Đào - Đăk Tô (570KW), ĐăkPôKô - ĐăkGlei (240KW).

Lƣới điện: Tồn tỉnh có 256 Km đƣờng dây 500 KV đi qua, 77 Km đƣờng dây 110 KV, 812 Km đƣờng dây trung thế và 583 Km đƣờng dây hạ thế; 245 trạm biến áp 3 pha với tổng công suất 42.265 KVA, 288 trạm biến áp 1 pha với tổng cơng suất là 9.800 KVA.

Tình hình cung cấp điện: Đến nay đã có 100% xã, phƣờng, thị trấn đƣợc sử dụng điện lƣới; tỷ lệ hộ sử dụng điện trên 98%.

- Các cửa khẩu:

Tỉnh Kon Tum hiện có 03 cửa khẩu, gồm 01 cửa khẩu quốc tế và 02 cửa khẩu phụ. Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, hình thành năm 1999, hiện đang hoạt động theo Quyết định 217/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Riêng 02 cửa khẩu phụ Đăk Long - Văn Tách (Lào), ĐăkPlô - Đăk Ba (Lào) khai thông năm 2005.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)