Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 52 - 58)

CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN

2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH KON TUM ẢNH HƢỞNG ĐẾN

2.1.2. Đặc điểm xã hội

a, Đặc điểm về dân tộc

Trên địa bàn Kon Tum hiện có 22 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 47%, dân tộc Xê Đăng khoảng 24%, Ba Na khoảng

12%, cịn lại là các dân tộc ít ngƣời khác nhƣ: Dẻ Triêng, Gia Rai, BRâu, Rơ Mâm...

Ngƣời Bana là một trong những dân tộc bản địa của Kon Tum. Họ không những giỏi săn bắn mà còn là dân tộc đầu tiên của Tây Nguyên biết dùng trâu, bò cày, kéo và biết chữ viết.

Từ khi ngƣời Kinh đến với Kon Tum và định cƣ sinh sống lâu dài tại đây, sau đó là sự di cƣ của bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc, bức tranh phân bố dân cƣ giữa các thành phần dân tộc trong tỉnh có sự thay đổi lớn, có thể thấy ở nét chung sau đây:

- Ngƣời Kinh cƣ trú phần lớn tại thành phố, thị trấn, dọc các trục lộ giao thơng lớn, một số rất ít sống xen kẽ với đồng bào các dân tộc thiểu số trong các buôn làng.

- Đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc di cƣ vào sống thành từng vùng tập trung bên cạnh đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa.

- Đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa tuy có sự đan xen lẫn nhau ở từng vùng cƣ trú nhƣng nhìn chung vẫn sống tập trung thành từng khu vực nhƣ sau:

+ Ngƣời Xơ đăng chiếm trọn phần lớn phía đơng và phía nam, thuộc hai huyện Đắk Tơ và Kon Plơng, kéo dài giáp phía đơng thành phố Kon Tum.

+ Ngƣời Giẻ triêng cƣ trú ở phía bắc và phía tây của Quần Sơn Ngọc Linh (thuộc huyện ĐắkGlei ).

+ Ngƣời Bana cƣ trú tập trung thành một phần rộng lớn ở đông nam thành phố Kon Tum.

+ Dân tộc Gia rai sống tập trung ở phần lớn huyện Sa Thầy và một số xã ở phía tây thành phố Kon Tum.

+ Hai dân tộc Brâu và Rơ mâm có số dân rất ít, cƣ trú gọn trong một khu vực nhỏ nhất định.

Ngƣời Brâu sống tại làng Đắk Mế xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi. Còn dân tộc Rơ mâm sống ở làng Le xã Mơ Rai huyện Sa Thầy. Đây cũng chính là địa bàn duy nhất của hai dân tộc này trên lãnh thổ Việt Nam.

b, Dân cư, dân số, mật độ dân số

Dân số toàn tỉnh năm 2015 là 495.876 ngƣời, trong đó dân thành thị chiếm 37%. Kon Tum là tỉnh có mật độ dân số thấp so với cả nƣớc, mật độ trung bình chỉ có 51 ngƣời/km2, dân cƣ phân bố không đồng đều ở các huyện và tập trung đông nhất tại khu vực thành phố Kon Tum với 372 ngƣời/km2 đƣợc thể hiện qua bảng 2.6. Với thành phần dân cƣ đa sắc tộc làm cho Kon Tum trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử,… Do mỗi dân tộc trong tỉnh có những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nền văn hóa đa dạng, nhiều nét độc đáo. Cụ thể qua bảng 2.6.

Bảng 2.6. Dân số và phân bố dân cƣ tỉnh Kon Tum năm 2015

TT Đơn vị Diện tích (km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Tổng số 9680,49 495876 51 1 Thành Phố 432,90 161048 372 2 Đăk Glei 1493,65 43643 29 3 Ngọc Hồi 843,77 50842 60 4 Đăk Tô 508,70 43510 86 5 Kon Plong 1371,24 24428 18 6 Kon Rẫy 913,9 24786 27 7 Đăk Hà 845,04 68395 81 8 Sa Thầy 1431,73 47520 33 9 Tu Mơ Rông 859,34 24854 29 10 Ia HDrai 980,22 6850 7

Qua bảng 2.6. có thể thấy Kon Tum là một tỉnh có mật độ dân số thấp, dân cƣ phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại khu vực nông thôn tạo điều kiện để phát triển các ngành sản xuất tận dụng lợi thế về đất đai rộng lớn.

c, Lao động

Lực lƣợng lao động của tỉnh Kon Tum tăng khá chậm, tốc độ tăng bình quân từ năm 2010-2015 đạt 103,75%

Lao động trong độ tuổi lao động năm 2015 là 293.238 ngƣời, trong đó, lao động nam là 159.112 ngƣời chiếm 54% tổng số lao động, lao động nữ là 134.126 ngƣời chiếm 46%; khu vực thành thị có 106.340 ngƣời chiếm 36% lao động cịn nơng thơn có 186.898 ngƣời chiếm 64% lao động đƣợc thể hiện qua bảng 2.7.

Bảng 2.7. Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi tỉnh Kon Tum

ĐVT: ngƣời Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số 244.672 259.675 268.717 275.114 285.458 293.238 Nam 127.339 138.091 145.698 148.135 153.737 159.112 Nữ 117.333 121.584 123.019 126.979 131.712 134.126 Thành thị 83.635 91.531 98.467 100.913 104.681 106.340 Nông thôn 161.037 168.144 170.250 174.201 180.777 186.898 Tỉ lệ lao động biết chữ (%) 86,30 88,10 88,50 88,70 89,00 89,20 Lao động đang làm việc 242.014 257.629 266.221 272.348 281.080 290.749 Tỉ lệ lao động đã

qua đào tạo (%) 26,10 28,60 32,10 37,60 39,20 45,40

Theo thống kê năm 2015, lực lƣợng lao động của Kon Tum chiếm tỉ lệ 59,13% dân số tồn tỉnh trong đó, tỉ lệ lao động có việc làm là 58,63% dân số tồn tỉnh, chiếm 99,15% lực lƣợng lao động và tăng dần theo các năm (năm 2010, tỉ lệ lao động có việc làm chỉ chiếm 54,74%). Tỉ lệ lao động biết chữ tăng từ 86,3% năm 2010 lên 89,2% năm 2015, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo từ 26,1% năm 2010 đã tăng lên 45,4% năm 2015 cho thấy trình độ của lao động ngày đƣợc cải thiện song còn khá thấp. Phần lớn lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật tập trung chủ yếu ở khối hành chính sự nghiệp và lao động cơng nghiệp, lao động nông nghiệp hầu nhƣ chƣa đƣợc đào tạo về chuyên môn kỹ thuật mặc dù lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn nhân lực. Chất lƣợng lao động thấp, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và cơng nhân lành nghề cịn quá mỏng, đào tạo chậm, khả năng thu hút chất xám từ nơi khác đến nông thơn, vùng đồng bào dân tộc cịn rất khó khăn. Nguồn lao động từ kinh tế mới hầu nhƣ là trình độ thấp, nghèo, khơng có vốn và thiếu kinh nghiệm trong sản xuất.

d, Văn hóa, truyền thống

Ngƣời dân tộc chiếm 63% dân số toàn tỉnh và phân bố chủ yếu tại nông thôn, với nếp sống nƣơng rẫy, khai hoang, trồng trọt là kế sinh nhai của ngƣời dân. Với tập quán du canh du cƣ, trình độ chun mơn thấp, khả năng đầu tƣ khơng có nên sản xuất nơng nghiệp của ngƣời dân mang lại hiệu quả không cao và gây ảnh hƣởng không tốt tới môi trƣờng.

Cây sắn mang đặc thù là cây dễ trồng và ít vốn, ít cơng, đa cơng dụng nên từ lâu đã là cây trồng quen thuộc của ngƣời dân, song với tập quán canh tác lạc hậu đã gắn bó bao đời thì việc thay đổi tƣ duy và phƣơng pháp canh tác là rất khó.

e, Chính sách liên quan

Thực hiện chỉ thị số 1140/CT-BNN-TT về việc “Phát triển cà phê, cao su, sắn bền vững” và Quyết định số 124/QĐ-TTg về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”, tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND, quy hoạch phát triển cho cây sắn đến năm 2020 về diện tích cịn 20.000ha, 95% diện tích là giống cao sản, quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến hiện có trên cơ sở có liên kết chặt chẽ giữa nhà máy và hộ nơng dân.

Thực hiện Chƣơng trình giống giai đoạn 2005-2010, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ các loại giống sắn mới có năng suất, chất lƣợng cao nhƣ KM 94, KM 95 cho các hộ dân phát triển sắn trong vùng nguyên liệu của các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2011-2015, triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 27/7/2011 của Tỉnh ủy Kon Tum về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực tỉnh Kon Tum, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã chỉ đạo khảo nghiệm các loại giống sắn mới có năng suất, hàm lƣợng tinh bột cao; từ đó khuyến cáo, hƣớng dẫn nhân dân đƣa vào sản xuất.

Ngồi ra, thơng qua thực hiện các chƣơng trình mục tiêu, nguồn vốn ngân sách cũng đã đƣợc sử dụng để xây dựng các cơng trình giao thơng thủy lợi nhằm phục vụ cho cây sắn.

Khuyến khích và kêu gọi doanh nghiệp trong tỉnh tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nơng nghiệp nơng thơn.

Các nhà máy chế biến sắn cịn liên kết với nông dân sản xuất sắn thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm (có ấn định giá sàn sản phẩm theo từng năm giá thu mua theo giá thị trƣờng tại thời điểm thu mua nhƣng đảm bảo không thấp hơn giá sàn đã quy định); hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu sắn bền vững thơng qua đầu tƣ giống, hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, Hỗ trợ cƣớc vận chuyển;..

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)