Thực trạng về nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 65 - 68)

CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON

2.2.2. Thực trạng về nguồn lực

a, Thực trạng về đất đai

Theo hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Kon Tum đến hết năm 2015, quỹ đất dùng trong nông nghiệp khá lớn là 864154,2 ha chiếm 89,18% diện tích đất, trong đó đất dùng riêng cho sản xuất nông nghiệp là 180385,5 ha chiếm 20,87% diện tích đất nơng nghiệp bao gồm nguồn đất để dùng cho trồng cây hàng năm là 94013,4 ha.

Năm 2016 tỉnh Kon Tum ban hành và thực hiện Đề án “Chuyển đổi chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây hàng năm trên đất trồng lúa thiếu nƣớc tƣới vụ Đông Xuân” áp dụng cho diện tích lúa có nguy cơ thƣờng xun bị thiếu nƣớc. Theo đề án nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi sang trồng sắn trên đất lúa vụ Đông Xuân của tỉnh Tây Ninh, lợi nhuận thấp nhất 27 triệu đồng/ha, cao nhất 40-50 triệu đồng/ha (nếu thâm canh đạt năng suất 60-70 tấn/ha), nhu cầu nƣớc tƣới ít, phù hợp với nhu cầu nguồn nguyên liệu rải vụ của các nhà máy chế biến sắn. So với cây sắn, lợi nhuận từ trồng lúa vụ Đông Xuân ở Kon Tum đạt 9,5-10 triệu đồng/ha nhƣng rủi ro về hạn hán do nhu cầu sử dụng nƣớc cao hơn, nếu không khắc phục kịp thời về nƣớc tƣới sẽ thiệt hại mất trắng. Diện tích đất có nhu cầu chuyển đổi là 1045,2 ha, diện tích chuyển đổi sang trồng sắn dự kiến là 616,8 ha.

Diện tích đất sử dụng cho trồng sắn tại địa phƣơng là rất lớn trong khi quy hoạch dành cho cây sắn đến năm 2015 chỉ có 25.000 ha thì diện tích sắn của địa phƣơng đã ở khoảng 40.000 ha vƣợt gần gấp đơi quy hoạch. Điều đó thể hiện qua bảng 2.13.

Bảng 2.13. Diện tích sắn tỉnh Kon Tum

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích sắn (ha) 37688 41709 39707 38978 37565 39486 Tăng so với năm

trƣớc (ha) 4021 -2002 -729 -1413 1921

Tốc độ tăng hàng

năm (%) 10,67 -4,80 -1,84 -3,63 5,11

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn)

Nhìn vào bảng 2.13, ta thấy diện tích trồng sắn thời điểm năm 2011 rất cao, đây là thời điểm nhu cầu sắn trên thị trƣờng lớn, giá sắn cao mang lại nhiều lợi nhuận cho ngƣời nơng dân nên diện tích sắn tại thời điểm này tăng nhanh năm 2011 so với năm 2010 tăng 4021 ha với tốc độ phát triển bình quân lên đến 10,6%. Song qua năm 2012, nhu cầu nhập khẩu sắn của Trung Quốc giảm làm cho thị trƣờng sắn trong nƣớc bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, giá sắn giảm liên tục, giảm sâu gây giảm thu nhập hoặc thua lỗ cho ngƣời trồng sắn nên ngƣời dân tự bỏ sắn để trồng các loại cây khác. Đến năm 2015, giá sắn có dấu hiệu khởi sắc nên diện tích sắn tăng lên.

Đất canh tác của các hộ chủ yếu ở vùng đồi núi (cây sắn trên đất dốc) hoặc trồng xen với cao su, trồng tại vƣờn nên diện tích nhỏ, mạnh mún, địa hình phức tạp nên không thể dồn điền đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa nơng nghiệp để nâng cao năng suất, diện tích quá nhỏ nên chi phí đầu tƣ sử dụng máy móc cao khơng đem lại lợi nhuận cho ngƣời trồng sắn.

b, Thực trạng về lao động

Nguồn lao động của tỉnh khá là dồi dào, lao động trong lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp có khoảng 50% số lao động tồn tỉnh. Sản xuất sắn thu hút một lƣợng lớn lao động, tạo việc làm cho ngƣời lao động đặc biệt là các lao động nông thôn nhàn rỗi hoặc các lao động ở vùng sâu, vùng xa.

Lao động trong nông nghiệp của tỉnh và lao động hoạt động trong trồng sắn qua các năm đƣợc thể hiện qua bảng 2.14.

Bảng 2.14. Nguồn lao động trong nông nghiệp tỉnh Kon Tum

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Lao động trong nông

nghiệp (ngƣời) 135.291 136.271 139.480 139.452 140.318 141.164 Lao động trong trồng trọt (ngƣời) 106.060 113.307 117.634 117.225 118.174 117.889 Lao động trồng sắn (ngƣời) 81.666 90.646 88.226 86.747 85.085 88.417 Tốc độ tăng lao động trồng sắn (%) 11,00 -2,67 -1,68 -1,92 3,92

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Lao động trong nông nghiệp tăng đều qua các năm, năm 2010 là 135.291 ngƣời thì đến năm 2015 đã tăng lên 141.164 ngƣời. Lao động trong trồng trọt chiếm tỉ lệ lớn trong lao động nông nghiệp và số lƣợng tăng qua các năm song đến năm 2015 số lƣợng giảm nhẹ. Số lao động tham gia trong sản xuất sắn cũng chiếm tỉ lệ khá cao, điều này cho thấy cây sắn thu hút đƣợc số lƣợng lao động đáng kể vào sản xuất. Lƣợng lao động trong trồng sắn thay đổi khá dễ nhận thấy phụ thuộc vào diện tích sắn đƣợc trồng.

Lao động trực tiếp tham gia trồng sắn thƣờng là lao động sẵn có trong gia đình, chỉ đến khi thu hoạch thì mới cần thuê thêm một lƣợng lao động từ bên ngoài.

Lao động trực tiếp trong sản xuất sắn khơng có u cầu về trình độ phù hợp với lao động nghèo, lao động thiểu số khơng có đủ điều kiện hay cơ hội học tập.

c, Thực trạng về vốn

Vốn dùng trong trồng sắn chủ yếu là vốn tự có và vốn vay của cá thể hộ tham gia trồng sắn.

Các hộ dân tham gia xây dựng cánh đồng lớn phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất tinh bột sắn và nhà máy chế biến cồn sinh học đƣợc hỗ trợ 30% vốn khi mua giống trong năm đầu thực hiện cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg.

Cây sắn đầu tƣ vốn dành cho vật tƣ gồm phân bón và giống khơng cao vì hom giống chỉ cần đầu tƣ năm đầu, dựa vào đặc điểm sinh học có thể nhân giống vơ tính bằng hom mà hom giống chỉ cần đầu tƣ vụ đầu; để sắn đạt năng suất cao phải đầu tƣ thêm phân bón cho cây.

Vốn hỗ trợ của doanh nghiệp và nhà nƣớc đƣợc dùng để xây mới, tu sửa đƣờng xá phục vụ cho vận chuyển hàng hóa và dùng cho phát triển giống mới trên địa phƣơng nhƣ: Nhà máy cồn và tinh bột sắn Đăk Tô đầu tƣ 200 triệu đồng/năm cho chính quyền địa phƣơng để sửa chữa đƣờng giao thơng; Công ty TNHH Tinh bột sắn Kon Tum: Hỗ trợ 42 triệu đồng để sửa chữa đƣờng nội vùng tại xã Sa Bình, huyện Sa Thầy và xã Kroong, thành phố Kon Tum. Trung tâm Giống và Ủy Ban thành phố hỗ trợ 200 triệu đồng tiền giống mới trồng thử nghiệm. Các nhà máy trên địa bàn cũng hỗ trợ 150 triệu tiền giống mới cho nông dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)