ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 77 - 81)

CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN

2.3.1. Thành công và hạn chế trong sản xuất cây sắn

a, Thành công

Các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia vào sản xuất sắn trên địa bàn tỉnh tăng qua các năm.

Mặc dù việc phát triển cây sắn trên địa bàn cịn gặp nhiều khó khăn song nhờ sự quan tâm của địa phƣơng trong việc tìm ra phƣơng hƣớng phát triển bền vững cây sắn, các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống sắn đã đƣợc đƣa vào thực tiễn thay đổi cơ cấu giống sắn góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng sắn từ đó nâng cao thu nhập cho ngƣời trồng sắn.

Cây sắn khơng kén đất, có thể chịu hạn, có thể sinh trƣởng trên nhiều loại đất khác nhau nên có thể tận dụng đƣợc nguồn lực để phát triển sắn nhƣ sử dụng đất chuyển đổi từ đất lúa một vụ, đất thối hóa khơng kịp cải tạo để trồng các loại cây khác… Trồng sắn thu hút một lƣợng lớn lao động, giải

quyết công việc cho các lao động nhất là các lao động là ngƣời dân tộc thiểu số.

Các doanh nghiệp liên kết đầu vào với các nông hộ thuộc cánh đồng lớn về hom giống, các giống sắn tại địa phƣơng đến 95% là giống cho năng suất cao. Liên kết sản xuất giữa các hộ sản xuất với nhau tạo tiền đề cho việc phát triển vùng chuyên canh sắn tại địa phƣơng.

Thị trƣờng sắn còn nhiều triển vọng phát triển. Cây sắn là cây trồng phù hợp với ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời dân nghèo, giúp đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, ổn định trật tự xã hội. Thúc đẩy nền nông nghiệp nông thôn và công nghiệp chế biến địa phƣơng đi lên. Tăng kim ngạch xuất khẩu của địa phƣơng

b, Hạn chế

Cơ sở sản xuất sắn chủ yếu là kinh tế hộ quy mơ nhỏ, manh mún gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm làm cho liên kết về đầu ra sản phẩm với doanh nghiệp còn lỏng lẻo.

Diện tích sắn trồng khơng đƣợc cải tạo nên bị sa mạc hóa. Diện tích sắn mở rộng khơng theo quy hoạch làm ảnh hƣởng đến diện tích đất sử dụng cho cây khác. Quy trình canh tác không theo hệ thống, làm năng suất sắn giảm. Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ nhƣng khơng đủ hoặc đã lạc hậu. Các chính sách về vốn vay cho hộ sản xuất chƣa có gây khó khăn cho các hộ nghèo.

Giá cả thị trƣờng là yếu tố quyết định diện tích sắn, hợp đồng tiêu thụ giữa doanh nghiệp và nông hộ không vận hành tốt.

Kết quả sản xuất cây sắn không cao, ngƣời dân không đƣợc lợi nhiều nhƣ sản xuất các cây trồng khác.

2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế

Các cơ sở sản xuất sắn không đủ mạnh, còn manh mún nên rất bị lệ thuộc.

Nguồn lực sử dụng trong sản xuất sắn chƣa đƣợc sử dụng hết do trình độ dân trí khơng đều, ở vùng sâu vùng xa trình độ dân trí thấp, tập qn canh tác lạc hậu, khả năng áp dụng khoa học cơng nghệ chƣa cao, dân cịn trơng chờ và ỷ lại vào đầu tƣ hỗ trợ từ nhà nƣớc.

Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch chƣa tốt nên quy hoạch bị phá vỡ.

Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu làm cho sản xuất nơng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Sự kiểm sốt của các cơ quan ban ngành còn chƣa cao nên hiện tƣợng phá vỡ quy hoạch xảy ra

Giống sắn tại địa phƣơng năng suất cao nhƣng chƣa đƣợc trồng đồng bộ. Địa hình của địa phƣơng phân hóa đa dạng nên giống chƣa đáp ứng đƣợc tất cả các môi trƣờng.

Liên kết sản xuất với doanh nghiệp kém do không chủ động nên thiếu thông tin thị trƣờng cũng nhƣ không nhận đƣợc hỗ trợ từ doanh nghiệp. Thị trƣờng còn nhỏ còn nhiều tiềm năng chƣa khai thác hết.

Chuỗi giá trị cây sắn không đƣợc tổ chức hiệu quả, thông qua nhiều tầng giao dịch giữa ngƣời trồng sắn và nhà máy làm cho kết quả sản xuất cây sắn không cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tỉnh Kon Tum có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng trọt, trong đó có cây sắn, lực lƣợng lao động đông đảo, lao động phổ thông tập trung chủ yếu tại vùng nơng thơn, thích hợp cho phát triển ngành nghề tận dụng lợi thế đất đai và lao động lớn. Kinh tế tăng trƣởng qua các năm song chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong những năm qua cây sắn trên địa bàn Tỉnh Kon Tum đã có những bƣớc phát triển, khai thác đƣợc các nguồn lực để tạo ra ngày càng nhiều giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, quá trình phát triển diễn ra chủ yếu theo chiều rộng, chƣa chú ý đến phát triển theo chiều sâu, sản xuất cịn mang tính tự phát chƣa chú ý đến yếu tố thị trƣờng. Cơ sở hạ tầng – kỷ thuật cịn nhiều hạn chế, trình độ lao động còn thấp, các cơ sở sản xuất sắn chƣa phát triển, liên kết sản xuất giữa nông hộ và doanh nghiệp chƣa sâu sắc, thị trƣờng còn nhiều hạn chế làm cho giá trị của cây sắn không cao. Nhƣ vậy, để phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian đến cần có những giải pháp, chính sách cần thiết, phù hợp và mang lại hiệu quả cao.

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)