Vai trò của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 26 - 28)

Một là, giải quyết việc làm cho thanh niên, góp phần bảo đảm ổn định, an toàn, công bằng xã hội

Việc làm có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội. Thanh niên có vai trò to lớn trong xã hội, để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước thì vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên là tất yếu và cần thiết. Giải quyết việc làm cho thanh niên nói chung và cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng có hiệu quả sẽ là huy động được tối đa lực lượng lao động này vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cũng phát huy được tiềm năng, thế mạnh của họ cho địa phương và cho cả khu vực. Đồng thời tiết kiệm được chi phí và nguồn lực cho đất nước. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên sẽ tạo điều kiện để phát triển nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng. Đây sẽ là cơ sở cho nền kinh tế quốc dân tăng trường bền vững. Chính sách đào tạo nghề luôn là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên, nếu như những chính sách đó không đáp ứng được nhu cầu bức thiết của thanh niên, không phản ánh được nhu cầu nội tại mong muốn của thanh niên, đem lại quyền lợi cho thanh niên sẽ là một trong những nguyên nhân phát sinh những vấn đề về tư tưởng, niềm tin, vào lý tưởng cách mạng của Đảng. Thanh niên sẽ xa vào các tệ nạn xã hội như cơ bạc, rượu chè, ma túy…làm suy đồi nhân cách của thanh niên. Vì thế việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói chung và thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng có ý nghĩa chính trị, xã hội rất to lớn, giáo dục thanh niên trên cơ sở công việc, nghề nghiệp ổn định. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội tức là tạo điều kiện để thanh niên được rèn luyện, trải nghiệm vào những hoạt động thực tiễn, phấn đấu trở thành công dân có ích, đem sức mình cống hiến cho quê hương, đất nước vì đây là lực lượng lao động trẻ, khỏe, đầy năng động, nhiệt huyết, sáng tạo. Đồng thời, tạo thời cơ để thanh niên chăm lo cho chính tương lai của mình.

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở đào tạo có những chính sách phù hợp trong việc thu hút thanh niên tham gia vào quá trình đào tạo và lựa chọn những ngành nghề phù hợp

Thông qua việc thực hiện những chính sách xã hội sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành nghề, nơi nào đang dư thừa lao động thanh niên và nơi nào còn khan hiếm lao động trẻ, cũng như việc thanh niên cần phải trang bị những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp gì để có thể kiếm được việc làm. Các trung tâm cơ sở đào tạo nghề cho thanh niên có thể căn cứ vào những văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố và chính quyền các cấp có thể lựa chọn những mô hình, lĩnh vực, ngành nghề khác nhau để đào tạo, giải quyết việc làm cho thanh niên. Trong đó, đặc biệt chú trọng ưu tiên những lĩnh vực ngành nghề truyền thống, phát huy được thế mạnh sở trường của từng vùng, từng địa phương, do vậy, thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên một mặt vừa giúp các trung tâm đào tạo nghề có thể phối hợp với địa phương khơi dậy những ngành nghề truyền thống, mặt khác cung cấp cho cơ sở đào tạo lực lượng lao động nhất định.

Ba là, giảm áp lực về quá trình đô thị hóa, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển

Thông qua việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên sẽ giảm tải tình trạng thanh niên ra thành phố tìm kiếm việc làm, làm cho quá trình đô thị hóa tăng lên nhanh chóng, đồng thời cũng ra tăng thêm những hệ lụy của tệ nạn xã hội cho thành phố Hà Nội. Xây dựng trung tâm đào tạo nghề tại địa phương sẽ khuyến khích thanh niên ở khu vực đó có cơ hội việc làm, đồng thời bổ sung thêm ngân sách cho địa phương. Mặt khác, cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư, thu hút các doanh nghiệp tìm cơ hội đầu tư vào cơ sở đào tạo đó. Hiện nay, với sự phát triển của rất nhiều cơ sở đào tạo tại địa phương đã tạo nguồn lực rất lớn trong việc khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương đó, không chỉ thu hút được lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, mà còn đối với lực lượng lao động khác, do đó việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh

niên sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cơ cấu lại đối tượng lao động và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các cơ sở dạy nghề.

Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Để hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề đặt ra có tính chiến lược đối với mỗi quốc gia là: khả năng cạnh tranh. Muốn phát triển, hội nhập bền vững thì không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà phần lớn phụ thuộc vào nguồn nhân lực. Trong khi các nguồn nhân lực tự nhiên chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, nếu không được con người khai thác, sử dụng và phát huy trong quá trình lao động thì sẽ trở thành vô dụng hoặc vẫn ở dạng tiềm năng. Chính vì vậy, lao động là nguồn nhân lực duy nhất có khả năng phát hiện khơi dậy và cải biến các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội khác. Thực tiễn cho thấy, ở những quốc gia rất nghèo tài nguyên, thậm chí không có tài nguyên, nhưng lại có chỗ đứng vững trên thị trường, có năng lực cạnh tranh cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, trong khi đó có nhiều nước có tài nguyên dồi dào, nhưng đã không thể thành công hoặc thành công rất ít trong cạnh tranh thị trường ( như một số nước ở Nam Á, Châu Phi). Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của các nước này, có thể thấy rằng, các quốc gia phát triển trong cạnh tranh nhất thiết phải có đội ngũ lao động có học thức, có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, được tổ chức hoặc được khuyến khích.

Thanh niên là lực lượng lao động to lớn, luôn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội sẽ giúp nâng cao chất lượng nguồn lao động; giúp cho thanh niên có thu nhập ổn định, cải thiện được cuộc sống gia đình, đảm bảo cho việc chuyên tâm vào công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)