Việc hu động các nguồn lực hác để thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 69 - 72)

nghề cho thanh niên

Cơ sở vật chất, thiết bị của các trường cao đẳng nghề đã được tăng cường, đảm bảo được các thiết bị thực hành cơ bản. Các trường được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều thiết bị được tăng cường, bổ sung phù hợp với kỹ

thuật, công nghệ trong sản xuất. Các trường thụ hưởng từ các dự án ODA cơ sở vật chất, thiết bị được đầu tư tương đối đồng bộ và hiện đại. Phong trào tự làm thiết bị dạy nghề của các trường Cao đẳng nghề đã bổ sung nhiều thiết bị cho giảng dạy và thực hành. Đối với các nghề được đầu tư trọng điểm, 80% thiết bị được đầu tư mới và đáp ứng yêu cầu theo quy định của chương trình khung. Đối với các trường thụ hưởng dự án ODA thiết bị được đầu tư đồng bộ theo nghề. Đặc biệt, những trường được lựa chọn đầu tư để đào tạo tiếp cận trình độ khu vực, thiết bị một số nghề đã được hiện đại hoá. Ngoài các thiết bị được mua từ các nhà sản xuất nước ngoài, nhiều trường đã huy động nguồn lực tự có, sức sáng tạo của giáo viên nghiên cứu, sản xuất thiết bị tự làm đạt chất lượng tốt.

Các thiết bị này phục vụ cho các nhóm nghề đào tạo từ phổ biến như: cơ khí, kỹ thuật điện, điện tử, cơ điện... đến các nhóm nghề đặc thù như: Nghệ thuật, y tế, cơ điện tử, bảo vệ môi trường...; đa dạng về thể loại thiết bị, từ đồ dùng, mô hình dạy học đơn giản đến các thiết bị ứng dụng kỹ thuật Vi xử lý, lập trình phức tạp, thiết bị là phần mềm, đáng chú ý có những sản phẩm không chỉ giới hạn là một thiết bị mà có sự kết hợp đáp ứng đào tạo nhiều nghề. Số lượng các thiết bị dự thi và cơ cấu các thiết bị thuộc nhiều nhóm nghề đào tạo, chứng tỏ phong trào sản xuất thiết bị tự làm trên toàn quốc ngày càng được phát triển sâu rộng ở các trường Cao đẳng nghề; từ các nghề phổ biến đến các nghề đặc thù điều mà trước đây ít được quan tâm.

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ở các trung tâm, cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố còn chưa tương xứng với trình độ phát triển thực tại của xã hội. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có đến 52,3% số trường Cao đẳng nghề chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định. Ở một số trường diện tích sử dụng đất không đáp ứng điều kiện tối thiểu theo quy định như: Trường CĐN Kỹ thuật thiết bị y tế, Trường CĐN Điện, Trường CĐN Kỹ thuật Mỹ nghệ Việt Nam, Trường CĐN Long Biên, Trường CĐN Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội, Trường CĐN Văn Lang, Trường CĐN Hùng Vương, Trường CĐN Bách Khoa Hà Nội, Trường CĐN Phú Châu, Trường CĐN Kinh Doanh và Công nghệ

Hà Nội, Trường CĐN Công nghệ và Kinh tế Hà Nội. Đối với các trường cao đẳng nghề công lập thuộc Thành phố, quận, huyện quản lý có 1/3 số trường diện tích không đáp ứng quy định (chiếm 57,1%), đặc biệt có 1 trường diện tích dưới 1.000 m2.

Về cơ sở vật chất thiết bị của các trường phần lớn còn đang trong tình trạng khó khăn, quy mô và nhu cầu đào tạo ngày càng tăng nhưng các điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng thì chưa theo kịp. Phần lớn các trường chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích phòng học, giảng đường theo quy định (1,3 m2/học sinh). Một số trường chưa có cơ sở riêng, phải thuê giảng đường, phòng làm việc. Do vậy địa điểm phân tán, nhiều nơi đào tạo, khiến cho việc triển khai các hoạt động đào tạo gặp nhiều khó khăn, một số địa phương chưa dành quỹ đất cho các trường. Nhiều trường được giao đất vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng nên công tác xây dựng, hoàn thiện theo kế hoạch còn chậm, ảnh hưởng tới công tác đào tạo.

Thư viện của các trường nhỏ chỉ đáp ứng khoảng 1% nhu cầu của sinh viên, số lượng đầu sách nghèo nàn. Một số trường không có thư viện phục vụ nhu cầu tra cứu tìm hiểu tài liệu của sinh viên và cán bộ giáo viên. Hầu hết các trường đều chưa có hệ thống thư viện điện tử.Xưởng thực hành thực tập của học sinh chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo, mặt bằng nhà xưởng nhỏ, không đủ diện tích tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị và bố trí đủ vị trí thực hành cho sinh viên; chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng như tiêu chuẩn chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, thông gió, tải trọng… Một số trường do phải đi thuê cơ sở vật chất nên rất khó khăn cho việc thực hành của sinh viên, thời gian thực hành của sinh viên ít, hạn chế việc quan sát, tìm hiểu và khả năng tự học không được phát huy. Số trường có diện tích thực hành đạt tiêu chuẩn 2,5-3m2/sinh viên chỉ chiếm 20%. Do đó các trường chủ yếu chia thành nhiều ca thực hành làm hạn chế việc thực tập của sinh viên. Ký túc xá của các trường hiện mới đủ chỗ cho 15% sinh viên hệ chính quy tập trung, số trường đủ chỗ ở kí túc xá cho sinh viên chỉ đạt 4%. Nhiều trường không có diện tích dành cho các hoạt động văn hoá,

thể thao.Đặc biệt, phòng học và nhà xưởng của các trường ngoài công lập thuộc Hội đoàn thể hầu hết là thuê, mượn. Do vậy, phòng học và nhà xưởng nhìn chung chưa được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn nên chưa đảm bảo chất lượng dạy và học.

Đối với các trường dạy nghề thuộc các Bộ, ngành trung ương quản lý thì được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất nên phòng học, nhà xưởng đáp ứng quy định. Mức độ đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học, thực hành nghề của các trường cao đẳng nghề hiện nay trên Thành phố là khác nhau. Về cơ bản, các trường công lập, đặc biệt là các trường được ưu tiên chọn lựa để trở thành trường chất lượng cao đến năm 2020 được đầu tư mạnh hơn.

Các trường công lập khác cũng được trang bị phòng học, nhà xưởng, một số máy móc, trang thiết bị thực hành rất lớn trong khi nguồn vốn đầu tư bị hạn chế, vì vậy để thực hiện tổ chức và dạy thực hành nghề cho học sinh các cơ sở phải đi thuê nhà xưởng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tay nghề đối với học sinh học nghề; ngoài ra nhiều trường do thiếu trang thiết bị nên thuê ngoài để phục vụ đào tạo. Các thiết bị thuê mang tính chất mùa vụ nên không tính được vào quá trình đào tạo khiến mức độ đáp ứng còn thấp. Để có cách nhìn nhận chính xác hơn cần có những quy định và chính sách, cũng như chiến lược trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)