kinh tế ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Để thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội thì UBND thành phố cùng các cấp chính quyền có liên quan thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô, tiến hành quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế suất, các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp gắn với các vùng cụ thể. Các chiến lược phát triển đó hướng về vùng nông thôn nơi tập trung nhiều lao động, nhiều nguồn nhân lực khác nhau. Để thực hiện biện pháp trên, cần làm tốt một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Tiến hành rà soát các chương trình, dự án chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến năm 2010 đã đặt ra giai đoạn 2006-2010 như sau:
Phát triển sản xuất và tạo việc làm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội đạt 11-12%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 3%, trồng trọt là 1% và chăn nuôi thuỷ sản là 5,7%, công nghiệp và xây dựng tăng 14,5%, dịch vụ tăng 8,5%. Tỉ trọng các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ chiếm khoảng 56% ((nhịp độ tăng trưởng bình quân 9-10%/năm); tỉ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 42% nhịp độ tăng trưởng bình quân là 14%/năm); tỉ trọng nông nghiệp đến năm 2010 chỉ còn khoảng 2% với tốc độ tăng trưởng sản xuất đạt 3,7-4%/năm. Cần đảm bảo đầu tư toàn xã hội trong GDP tăng 10-12% hàng năm (khoảng 50%).
- Thành phố đã xây dựng Chương trình giải quyết việc làm đến năm 2010, với những chỉ tiêu về lao động - việc làm Hà Nội đến năm 2010 là:
+ Giải quyết việc làm cho khoảng 82 - 85.000 LĐ;
+ Giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống 5,5%, đưa thời gian sử dụng lao động nông thôn lên 90%;Thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động trẻ nông thôn, thành phố Hà Nội đã triển khai đề án “một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2008-2010”. Với chủ trương
chuyển đổi cơ cấu kinh tế đi liền với chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển nông thôn, trước hết là tạo việc làm và ổn định đời sống cho nhân dân vùng thu hồi đất.
Tập trung đầu tư xây dựng những chương trình, dự án có khả năng giải quyết việc làm cho thanh niên một cách lâu dài, bền vững
Thanh niên nói chung và thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để đảm bảo cho sự ổn định nghề nghiệp thì việc tập trung đầu tư, xây dựng những chương trình, dự án mang tính chiến lược lâu dài là hết sức quan trọng, cần thiết cho tương lai phát triển của thủ đô, cũng như của cả nước. Muốn giải quyết có hiệu quả các chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội thì UBND thành phố cần phối hợp với các cơ quan, chức năng, ban ngành tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình sản xuất ở những vùng ngoại thành để có những phương án lựa chọn tối ưu trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho nhóm đối tượng thanh niên này ngay tại địa phương. Đề án "Hỗ trợ thanh niên học nghề và đào tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015" (Đề án 103) và lấy ý kiến dự thảo đề án "Tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên giai đoạn 2016 - 2020; "Đề án 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội là một trong những chương trình như vậy; ngay sau khi có đề án, Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo 1956 thành phố Hà Nội (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 1956 Thành phố). Sau khi thực hiện đề án số lao động có việc làm sau khi học nghề 94.291 người/115.165 người học xong, tỷ lệ có việc làm sau học nghề bình quân đạt 81,9%, trong đó: 11.931 người được doanh nghiệp tuyển dụng, 7.632 người được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 72.725 người tự tạo việc làm và 2.003 người thành lập tổ hợp tác xã, doanh nghiệp. Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên thì làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên nông thôn ngay từ khi họ còn ngồi
trên ghế nhà trường để sau này có những quyết định đúng đắn cho phù hợp với năng lực, sở trường bản thân.