1.4.1.1. Kinh nghiệm của Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh thuần nông, hiện nay có trên một triệu lao động, tập trung ở nông thôn hơn 90%. Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp thấp, dưới 75% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ có 16%. Cũng như nhiều địa phương khác, hiện nay, cơ cấu lao động có trình độ kỹ thuật ở Thái Bình đang mất cân đối so với yêu cầu của sự phát triển. Tỷ lệ lao động trí óc thấp, nhất là ở khu vực nông thôn, chỉ chiếm dưới 5%. Ngành nông, ngư nghiệp chiếm trên 90% lao động trong tỉnh nhưng chỉ có khoảng 15% lao động kỹ thuật tập trung ở khu vực quản lý Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo,còn khu vực sản xuất chỉ chiếm số lượng nhỏ. Các khu công nghiệp, khu chế xuất vừa hình thành cũng đang trong tình trạng thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật. Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ đã hạn chế khả năng tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ để có thể thúc đẩy kinh tế nông thôn. Mục tiêu của tỉnh Thái Bình trong năm 2017 là nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 78%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% và lao động được đào tạo nghề lên 18%, tạo việc làm mới cho 20.000 người. Để đạt được mục tiêu này, Thái Bình đã và đang thực hiện một số biện pháp như: từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường, các cơ sở dạy nghề…
Từ thực tế tạo việc làm ở Thái Bình cho thấy con đường để giải quyết việc làm có hiệu quả, đó là dạy nghề cho nông dân. Đây là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, là một trong những biện pháp xóa đói, giảm nghèo do giải quyết được việc làm cho số lao động dôi dư trong trong nông thôn, hơn nữa còn tạo ra nhiều sản phẩm mới chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.
Bình Dương là một trong những tỉnh được coi là có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam (bao gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu) và cả nước. Trong những năm qua, Bình Dương là tỉnh có điều kiện thu hút và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ của cả nước mà chủ yếu là thanh niên nông thôn. Kinh nghiệm tạo việc làm của Bình Dương là:
- Tập trung phát triển kinh tế - xã hội tạo nhiều việc làm mới cho người lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sản xuất hàng hóa lớn.
- Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung một cách liên hoàn,theo hướng đa ngành, hiệu quả kinh tế.
- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng gắn với cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư sản xuất.
- Liên kết dạy nghề phổ thông qua các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề của TP Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng nguồn lao động trẻ.
- Tổ chức các trung tâm dịch vụ việc làm của thanh niên gắn với thị trường lao động của tỉnh và cả nước.
1.4.1.3. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai đầu tàu về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nằm trong tam giác phát triển kinh tế phía nam, trong những năm qua Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ổn định thu hút được nhiều lao động ở các địa phương khác vào đóng góp cho sự phát triển đó.Kinh nghiệm tạo việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh là:
- Mở rộng quy mô các hình thức sản xuất gắn với xây dựng các doanh nghiệp ngay tại địa phương.
- Thường xuyên liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế tiểu thủ công nghiệp, cá thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.