Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 97 - 103)

hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên

Đây là giải pháp nhằm phát huy vai trò của các cơ quan, chức năng, ban ngành trong việc đảm bảo cho các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên đi vào thực tiễn cuộc sống. Công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát được tiến hành liên tục, thường xuyên, có nề nếp chất lượng trong suốt quá trình thực thi các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, sau khi đã có các cơ chế, chính sách đúng đắn, hiệu quả, kịp thời của Đảng, Nhà nước trong giải quyết việc làm cho thanh niên thì công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát cần được nghiêm túc thực hiện trong đội ngũ cán bộ các cấp. Có thông qua đôn đốc, kiểm tra, giám sát mới đánh giá được kết quả việc thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở mức độ nào; phát hiện ra những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo,từ đó tổ chức rút kinh nghiệm tìm ra những bài học cho những lần tổ chức sau được tốt hơn. Để thực hiện tốt biện pháp trên cần quán triệt làm một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất Các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên là sự cụ thể hoá thông qua những chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương và được phổ biến, triển khai rộng khắp đến mọi đối tượng. Để đảm bảo cho các nội dung đó diễn ra thông suốt, lãnh đạo các cơ quan, chức năng, ban ngành có liên quan xây dựng các phương án, nội dung, biện pháp, tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề một cách cụ thể, rành mạch trên các mặt công tác. Trên cơ sở khung chương trình của Đảng, Nhà nước quy định, xem xét các điều kiện đảm bảo cho thanh niên học tập, các phương án dạy nghề sau khi kết thúc khoá học, chất lượng các công trình, dự án, đời sống của thanh niên... Đồng thời, cũng cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát đột xuất đối với các trường cao đẳng hướng nghiệp, dạy nghề, các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của doanh

nghiệp, các cơ sở sản xuất để đánh giá mức độ thực hiện, chấp hành các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước ở mức độ nào, qua đó, cũng để đánh giá chất lượng, tay nghề người lao động ở yếu tố đầu vào của quá trình giáo dục, đào tạo người lao động.

Thứ hai, phân công, tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt để có những đánh giá về kết quả thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên

Thông qua những hoạt động này giúp cho các cơ quan, chức năng, ban ngành có những nhìn nhận, đánh giá khách quan, trung thực về những cơ chế, chính sách thực thi về đào tạo nghề cho thanh niên mà Đảng, Nhà nước ban hành ở các địa phương. Những chủ thể có thẩm quyền phân công rõ ràng, đề cao trách nhiệm trong các hoạt động thanh kiểm tra, giám sát khi được phân công. Thể hiện rõ những quan điểm đồng tình hay không đồng tình với những cách làm, bước đi, hình thức đào tạo trong giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay ở các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề khác nhau. Việc tổ chức này có sự thống nhất về tư tưởng, hành động từ trên xuống dưới, thống nhất về nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá để có những kết luận chính xác, dân chủ, chân thành vì sự phát triển, tiến bộ của các chủ thể được thanh kiểm tra, giám sát. Trong quá trình tổ chức thực hiện cần tính đến các tình huống có thể xảy ra để có những phương án xử trí tình huống, tránh tình trạng kế hoạch được xây dựng mà tổ chức triển khai, tổ chức thực hiện không theo nội dung, chương trình đã xác định, dẫn đến tình trạng đầu voi đuôi chuột, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Thứ ba, sơ tổng kết, đánh giá việc thực thi các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên

Mục đích của việc sơ tổng kết, đánh giá việc thực thi các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên là nhằm đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế để cho những lần thực hiện sau được tốt hơn. Thực tiễn cho thấy, việc thực thi các chính sách đào tạo nghề cho

thanh niên đã được các địa phương nghiêm túc triển khai và đạt được những kết quả nhất định về nhận thức, hành động. Tuy nhiên, tình trạng thanh niên nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm là rất lớn, số thanh niên ở lại địa phương tự mình sản xuất kinh doanh, tìm ra những con đường phát triển mới để khẳng định mình còn rất ít...từ đó, đặt ra bài toán địa phương cần có những chính sách hợp lý, hiệu quả để đảm bảo cho thanh niên có thể tự đứng chân ngay trên quê hương mình để phát huy năng lực, sở trường trong thực hiện các mô hình sản xuất kinh doanh khác nhau. Qua sơ tổng kết đánh giá cũng để biểu dương, khen ngợi những tập thể, cá nhân có nhiều cố gắng, thành tích trong thực thi các chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót đối với những tập thể, cá nhân còn để xảy ra những hiện tượng chậm tiến độ trong thực hiện các chương trình, dự án ở địa phương để đề ra những biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy cho việc thực thi các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói chung và cho thanh niên ở khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng được giải quyết triệt để, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội là việc làm vừa cấp bách, vừa là việc mang tính cơ bản lâu dài, để đạt được điều đó đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ hệ thống các quan điểm và giải pháp về kinh tế - xã hội gắn với thực hiện các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn chiến lược 2050. Mỗi định hướng, giải pháp có vị trí, vai trò và tầm quan trọng riêng, song giữa chúng lại có mối quan hệ lẫn nhau, bổ sung cho nhau thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội. Thực hiện những quan điểm, giải pháp này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các cấp, các ngành mà trước hết vai trò chủ thể là các cấp ủy đảng, chính quyền các huyện ngoại thành Hà Nội. Thực hiện tốt các nội dung giải pháp trên, từng bước hạn chế lao động thất

nghiệp không có việc làm, góp phần giảm tải những áp lực cho thủ đô Hà Nội, xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

KẾT LUẬN

1. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố trong giai đoạn hiện nay. Bởi thanh niên là lực lượng lao động trẻ, khỏe, có nhiều tiềm năng, thế mạnh, hơn nữa họ là lực lượng kế cận sự nghiệp cách mạng của dân tộc, thực hiện tốt các chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên sẽ giúp ích rất lớn trong các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và sẽ là mục tiêu,

động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội ngoài những đặc điểm chung của thanh niên cả nước, còn có những đặc điểm riêng, đặc thù của con người Hà

Thành thanh lịch, văn minh, cần cù, chăm chỉ, luôn cởi mở, thân thiện, yêu lao động, có tình yêu nồng nàn với cuộc sống. Vì thế, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành cũng là góp phần làm cho thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, giàu mạnh, xứng đáng với danh hiệu “thành phố vì hòa bình”. Những năm qua, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định cả về nhận thức và hành động, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho thanh niên, ổn định đời sống, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn.

3. Để thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội, trong thời gian tới có hiệu quả, đòi hỏi phải quán triệt đầy đủ, toàn diện các

định hướng và thực hiện nghiêm túc các giải pháp chủ yếu mà luận văn đã đề cập. Sự thống nhất nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và toàn thể nhân dân, là nhân tố có tính chất quyết định tới hiệu quả của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội.

4. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội là một vấn đề lớn cần có lộ trình, bước đi thích hợp để đạt được những

kết quả như mong muốn. Vì vậy, những nội dung được tác giả trình bày trong luận văn chỉ là những kết quả nghiên cứu với tính chất ban đầu. Hơn nữa trong khuôn khổ của một đề tài luận văn thạc sĩ, nên những trình bày của tác giả trong bản luận văn này mới là những khám phá bước đầu đối với những vấn đề lý luận chung và khái quát, mà chưa có điều kiện đi sâu thêm nữa. Do đó luận văn khó tránh khỏi những hạn chế cả ở mặt học thuật, cũng như trong các đề xuất khoa học. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của các nhà khoa học, bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề nghiên cứu, cho những ý kiến đóng góp giúp tác giả có thể đào sâu hơn nữa đối với vấn đề nghiên cứu này, để khi có điều kiện được trở lại với đề tài này ở những công trình nghiên cứu khác có tầm rộng lớn hơn và kết quả nghiên cứu cũng sẽ đạt được ở mức tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)