Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 73 - 76)

Việc đánh giá thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện những chính sách đó đi vào thực tiễn cuộc sống, đạt được những kết quả như mong muốn. Việc đánh giá này được thực hiện dưới nhiều hình thức và rất khác nhau về tính phức tạp và tính chuẩn mực. Các đánh giá về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội thường được các cơ quan, chức năng, ban ngành trên địa bàn các huyện, các địa phương tiến hành với những nội dung khác nhau tuỳ theo mục đích, yêu cầu của chủ thể như : Đánh giá đầu vào của chính sách đào tạo nghề ; đánh giá đầu ra của chính sách đào tạo nghề ; đánh giá hiệu lực thực hiện chính sách ; đánh giá hiệu quả mang lại của chính sách đào tạo nghề ; đánh giá quá trình chính sách đào tạo nghề. Về đánh giá đầu vào của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Đánh

gía đầu vào nhằm đo lường số lượng của đầu vào các chương trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên bao gồm số lượng các yếu tố được huy động sử dụng và sự nỗ lực của người học để hoàn thành mục tiêu của chính sách đào tạo nghề.

Các yếu tố đầu vào của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên là nhân sự, các điều kiện vật chất như trường học, trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện truyền thông, chi phí tài chính cho sự vận hành…được tính toán bằng thước đo giá trị. Khi tiến hành phân tích đánh giá đầu vào của quá trình chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, cần áp dụng các phương pháp tính toán mọi chi phí cho các quá trình chính sách đào tạo nghề trên cơ sở định mức tài chính hiện hành của các cơ sở đào tạo, trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh niên.

Đánh giá đầu ra của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên là xem xét kết quả đầu ra của các chương trình, dự án trong mối tương quan giữa việc sử dụng các nguồn lực và thực hiện mục tiêu chương trình chính sách đào tạo nghề cho thanh niên một cách cụ thể. Việc xác định đầu ra cũng tuỳ thuộc vào từng chương trình hoặc dự án được kế hoạch hoá. Mục đích chính của đánh giá thực thi là để xác định xem chính sách đào tạo nghề đem lại những gì cho thanh niên, việc đánh giá này sẽ cung cấp những dữ liệu cần thiết để kiểm nghiệm tính đúng đắn thực tế của những chính sách ban hành.

Đánh giá hiệu lực thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, loại đánh giá này không đơn giản chỉ để xác định các đầu vào hoặc đầu ra chương trình chính sách, mà còn nhằm mục tiêu xác định xem các chương trình, dự án đang thực hiện có tạo ra những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách không. Trong loại đánh giá này, kết quả thực thi của một chương trình nhất định được so sánh với những mục tiêu mong muốn để xác định chương trình có đạt được mục tiêu của chính sách không và xem xét có cần phải điều chỉnh các mục tiêu theo thành quả của chương trình hay không. Trên cơ sở đó, đưa ra những

khuyến nghị sửa đổi hoặc thay đổi các chương trình chính sách đào tạo nghề cho thanh niên.

Đánh giá hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nhằm xem xét các chi phí cho một chương trình, dự án cụ thể để đạt được những mục tiêu mong muốn. Các đánh giá đầu vào và đầu ra là cơ sở chủ yếu cho loại đánh giá này, căn cứ vào cách đánh giá này có thể dễ dàng nhận thấy những ưu, khuyết điểm trong thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, biểu hiện ở kết quả thực tế của những mô hình sản xuất kinh doanh, kết quả lao động thực tế được đo lường bằng những sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước và mức độ đạt được trong các nhiệm vụ đề ra.

Đánh giá quá trình chính sách đào tạo nghề là việc xem xét các phương pháp tổ chức thực hiện các hoạt động chính sách, bao gồm các quy trình và thủ tục được áp dụng vào thực hiện các chương trình, dự án thuộc chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Mục tiêu của đánh giá này nhằm xác định xem liệu quá trình duy trì các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên có thể được tổ chức hợp lý và được thực hiện hiệu quả hơn không. Hướng tới mục tiêu này, sự thực thi một chính sách đào tạo nghề cho thanh niên luôn được chia thành các nhiệm vụ cụ thể như hoạch định các chương trình thực hiện, công tác đảm bảo cho việc thực hiện, đánh giá về những ý kiến phản hồi của các lực lượng có liên quan…

Trong những năm vừa qua, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói chung và thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát hợp của các tổ chức, lực lượng có liên quan từ việc ban hành các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn đến các chế tài, quy định đảm bảo cho việc thực thi các chương trình dự án đó. Các tổ chức, lực lượng có liên quan đã xây dựng những chương trình, kế hoạch cụ thể, sát hợp đúng với tôn chỉ, mục đích để khuyến khích, thu hút thanh niên, tạo mọi điều kiện để cho thanh niên có cơ hội tìm kiếm viêc làm. Nhờ vậy, ở những trung tâm hướng nghiệp, trường dạy nghề, các nhà máy, xí nghiệp luôn có lượng lớn người lao động tham gia, đối tượng chủ yếu là thanh niên. Những ngành nghề đào tạo,

hướng nghiệp rất phổ thông phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực, sở trường của mỗi thanh niên, chi phí xã hội cho những ngành mà thanh niên theo học cũng đáp ứng được với điều kiện của từng gia đình, từng địa bàn. Sự đào tạo đó có sự đa dạng về các loại hình để cho thanh niên có thể tìm hiểu xem tiện ích của những ngành mà mình theo học, nhu cầu của thị trường sau khi học xong có cần không, để có những định hướng theo học.

Kết quả ra trường của người lao động chính là nơi làm việc, có thu nhập ổn định, lâu dài, đó chính là đích hướng tới của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề và cũng là nhu cầu, mong muốn của người lao động khi theo học ở những trung tâm, hay trường cao đẳng, dạy nghề nào. Sự ổn định về ngành nghề theo học phản ánh sự đúng đắn, phù hợp của những chính sách đào tạo nghề, do đó, thanh niên cần có những lựa chọn chính xác cho những ngành mình theo học để chuyên tâm về ngành đó và đi theo nó. Nhìn chung, bước đầu các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội đã được thực thi, đi vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết được phần lớn lao động nông thôn, số lao động nông nhàn đã chuyển dần sang phi nông nghiệp, các trung tâm, cơ sở sản xuất được xây dựng ngay tại các địa phương như Thanh Oai, Hoài Đức…đã góp phần giảm tải áp lực nhu cầu về việc làm cho các thành phố lớn, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ổn định, phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)