Việc phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề bao gồm các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và các tổ chức cá nhân được quan tâm, chú trọng đảm
bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng được với yêu cầu, mục tiêu của quá trình giáo dục, đào tạo. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 316 cơ sở dạy nghề, trong đó tư thục chiếm 68,67% gồm :
+ Trường Cao đẳng nghề: 25 cơ sở, trong đó tư thục chiếm 40% + Trường trung cấp nghề: 43 cơ sở, trong đó tư thục 53,5% + Trường dạy nghề: 5 cơ sở
+ Trung tâm dạy nghề: 59 cơ sở, trong đó tư thục chiếm 62,7%
+ Phân hiệu trường CĐN, TCN và trường dạy nghề đặt tại Hà Nội: 03 cơ sở + Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tham gia dạy nghề: 36
cơ sở.
+ Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm khác có dạy nghề: 31 cơ sở + Doanh nghiệp đăng ký hoạt động dạy nghề: 113 cơ sở.
- Trên địa bàn các Quận, Huyện có 92 cơ sở dạy nghề công lập, gồm: 15 trường cao đẳng nghề, 20 trường trung cấp nghề và 57 trung tâm dạy nghề đáp ứng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, về chương trình đào tạo trong công tác đào tạo nghề.
- Trong những năm qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu trình UBND Thành phố giao 4 huyện xây dựng đề án thành lập trung tâm dạy nghề tại các huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai. Đến nay chưa thành lập do thực hiện chủ trương tạm dừng triển khai các Dự án xây dựng trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn quận, huyện, thị xã trong thời gian chờ Thông tư Liên tịch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc sáp nhập các trung tâm dạy nghề công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp và dạy nghề trên địa bàn huyện để thành lập trung tâm mới.
- Tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg giai đoạn 2010-2014 có 88 cơ sở dạy nghề, trong đó: 09 trường cao đẳng nghề; 17 trường trung cấp nghề; 17 trung tâm dạy nghề; 12 trường đại học, cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp; 33 cơ sở khác và doanh nghiệp có dạy nghề. Nhìn chung các cơ sở đào tạo đã quan tâm chú trọng đến việc bảo đảm chất lượng đào tạo với các chuyên ngành phong phú, đa dạng như : điện công nghiệp, hàn, công nghệ ô tô, cắt gọt kim loại, điện tử công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật chế biến món ăn, công nghệ thông tin, vận hành máy thi công nền...
Quy mô đào tạo một số nghề theo 3 cấp trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề
Quy mô đào tạo
Trình độ CĐN Trình độ TCN Trình độ SCN
Tên nghề đào tạo Số Số Số Số Số
Số cơ lượng cơ sở lượng cơ sở lượng
sở đào
đào đào đào đào đào
tạo
tạo tạo tạo tạo tạo
1 Điện công nghiệp 1270 17 1035 23 495 10
2 Điện dân dụng 460 11 490 11 1930 14
3 Điện tử công nghiệp 550 11 445 10 225 5
4 Điện tử dân dụng 215 6 200 6 575 3
5 Công nghệ ô tô 800 10 950 14 990 8
6 Công nghệ thông tin (ứng 200 1 170 4 30 1
dụng phần mền)
7 Cơ điện tử 285 3 1o5 1 40
8 Cắt gọt kim loại 545 10 835 11 335 5
9 Cấp thoát nước 120 3 190 4 230
13 Hướng dẫn du lịch 320 4 135 1 100
14 Hệ thống điện 370 2 310 2
15 Kế toán doanh nghiệp 4.510 31 1344 21 630 12
Quy mô đào tạo
Trình độ CĐN Trình độ TCN Trình độ SCN
Tên nghề đào tạo Số Số Số Số Số
Số cơ lượng cơ sở lượng cơ sở lượng
sở đào
đào đào đào đào đào
tạo
tạo tạo tạo tạo tạo
16 Kỹ thuật chế biến món ăn 270 3 675 7 940 4
17
Kỹ thuật máy lạnh và điều
220 5 410 8 290 6
hoà không khí 18
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp
755 8 610 14 515 1
máy tính
19 Lập trình máy tính 680 12 205 4 420 3
20 May thời trang 610 3 525 5 320
21 May và thiết kế thời trang 185 3 405 3 540 1
22 Nghiệp vụ nhà hang 170 4 205 5 125 3
23 Nguội chế tạo 75 2 140 4 120 2
24 Quản trị cơ sở dữ liệu 335 7 200 4 40 1
25
Quản trị doanh nghiệp vừa
395 7 80 3 90 2
và nhỏ
26 Quản trị mạng máy tính 1.380 19 465 8 110 2
27 Thiết kế đồ họa 350 7 160 5 90 2
28 Thiết kế trang Web 120 2 115 3 40 1
(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội 2015)
Qua bảng trên có thể thấy các ngành nghề đào tạo của các trường cao đẳng nghề tại Hà Nội rất đa dạng, phong phú, đáp ứng được hầu như tất cả nhu cầu học các nghề của học viên muốn theo học. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người muốn học về địa điểm, tài chính và đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo nghề cũng như quản lý và đầu tư vào những ngành nghề trọng điểm để khẳng định chất lượng cũng như thương hiệu của trường nghề nói chung và các trường cao đẳng nghề nói riêng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Danh mục đào tạo nghề đa dạng, phong phú là một lợi thế trong việc đáp ứng nhu cầu của người tham gia học nhưng cũng dẫn đến một thực trạng không tốt. Đó là sự dàn trải, không tập trung dẫn đến việc giáo viên không đáp ứng yêu cầu chuyên môn, cơ sở vật chất không đảm bảo điều kiện cho việc dạy nghề. Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của ngành kinh tế (VD: nghề kế toán, quản trị kinh doanh hiện nay là nghề có quy mô đào tạo lớn nhất ở cả 3 cấp trình độ), nhiều nghề các trường cao đẳng nghề chưa đào tạo, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động.