Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và xã hội về thực hiện chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 85 - 89)

nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và xã hội về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội

Đây là giải pháp quan trọng và có ý nghĩa hàng đầu để thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội, có nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội mới cho phép các cơ quan, chức năng, ban ngành, các tổ chức, lực lượng có những cách thức, biện pháp trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước,UBND thành phố về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói chung và thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng. Tăng cường quán triệt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, về dạy nghề, học nghề; ưu tiên đầu tư phát triển dạy và học nghề, coi dạy và học nghề là giải pháp đột phá trong chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Để thực hiện biện pháp trên cần tập trung vào một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đổi mới quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội

Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện những văn bản, Chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố về những chính sách đào tạo nghề cho thanh niên để cho họ được biết, được thấy, từ đó mà có những định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Theo đó, nội dung tuyên truyền, giáo dục cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền để toàn xã hội nhận thức đúng vị trí, vai trò của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở khu vực ngoại thành Hà Nội là hoàn toàn đúng đắn, hợp lý, do vậy, để thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội cần tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học nghề theo hướng linh hoạt, chất lượng, gắn việc dạy và học nghề với nhu cầu xã hội, với kinh tế thị trường. Trong thời gian qua các cấp, các ngành chấp hành nghiêm Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban bí thư trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ đảng viên, các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp về thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Các cơ chế, chính sách về mở rộng quy mô đào tạo số lượng tuyển sinh ; liên doanh, liên kết với các trường khác… cũng cần phải được sửa đổi cho đúng hướng, đúng mục đích đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chuyển từ cơ chế cấp kinh phí chi thường xuyên hàng năm cho các trường nghề công lập sang cơ chế Nhà nước đặt hàng dạy nghề đối với tất cả các trường nghề không phân biệt hình thức sở hữu, trong đó ưu tiên các trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề. Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư đồng bộ cho các nghề trọng điểm đối với các trường công lập theo quy hoạch, trong đó ưu tiên các trường nghề chất lượng cao. Mặt khác, các trường cũng

thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính của cơ sở dạy nghề công lập.

Tiếp tục thực hiện các chính sách tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội

Phát triển các khu công nghiệp tập trung (gồm cả khu chế xuất), các ngành du lịch, trung tâm thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đặc biệt là ngành rau quả, hoa, cây cảnh và chế biến thực phẩm trở thành khâu đột phá cho khu vực ngoại thành; các khu kinh tế hiện đại, mũi nhọn đóng góp tỷ trọng lớn cho xuất khẩu; sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là tầng kinh tế đòi hỏi đầu tư theo chiều sâu, áp dụng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn; có nhu cầu lớn thu hút lao động được đào tạo ở các bậc đại học, dạy nghề trình độ cao (Trung cấp nghề, cao đẳng nghề), rất có lợi thế đối với lao động thanh niên. Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, đặc biệt là về mặt bằng, tiếp cận tín dụng chính thức, đào tạo chủ doanh nghiệp, bảo hộ thu nhập và tài sản hợp pháp của mọi công dân…Phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn; đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng, kiểm toán, du lịch…). Đây là tầng kinh tế đòi hỏi đầu tư ở mức trung bình, áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động, sử dụng lao động kỹ thuật trình độ lành nghề, rất phù hợp với lao động ngoại thành đã qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề chính quy. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động thanh niên khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Tạo việc làm tại chỗ cho lao động thanh niên bằng các biện pháp phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, áp dụng công nghệ sinh học, đưa giống mới (cây con) có năng suất cao vào nông nghiệp; kết hợp áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho nông dân; quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, các làng nghề truyền thống, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, dịch

vụ tại chỗ. Di chuyển một phần lao động ngoại thành ra khỏi nông nghiệp bằng các biện pháp đào tạo nghề trình độ cao, trình độ lành nghề cho lao động thanh niên có sức khoẻ, có trình độ văn hoá để cung ứng cho các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ, cho xuất khẩu lao động…

Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các nước phù hợp với lao động Việt Nam; tập trung đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, nhất là về tay nghề, ngoại ngữ, pháp luật, rèn luyện sức khoẻ, ý thức tự vươn lên trong cơ chế thị trường; tạo cơ chế pháp lý về xuất khẩu lao động để đảm bảo các bên giao dịch thực hiện theo hợp đồng được thuận lợi, chống tiêu cực, mở rộng khu vực tư nhân tham gia xuất khẩu lao động; sắp xếp, đổi mới và đầu tư doanh nghiệp xuất khẩu lao động đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Kích cầu và huy động các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội

Trong giai đoạn hiện nay, việc liên doanh, liên kết, mở rộng hợp tác quốc tế về lao động là rất quan trọng. Vì vậy, việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh bằng cách áp dụng chính sách kích cầu trong tiêu dùng, nhất là tiêu dùng cho sản xuất và dịch vụ, thực hiện tốt chính sách khuyến khích đầu tư (chính sách ưu đãi về đất đai, mặt bằng, tiếp cận tín dụng chính thức và quỹ phát triển doanh nghiệp, miễn giảm thuế những năm đầu mới thành lập doanh nghiệp…). Tăng nguồn đầu tư từ ngân sách của thành phố cho phát triển.Tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, đối ứng trong tiếp nhận viện trợ chính thức (ODA)… Tuy nhiên, cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư để giảm chỉ số ICOR đảm bảo hiệu quả; kết hợp giữa đầu tư tập trung và phi tập trung, giữa áp dụng công nghệ sử dụng nhiều vốn với công nghệ sử dụng nhiều lao động; giảm bảo hộ và bao cấp doanh nghiệp của Thành phố; chống thất thoát trong xây dựng cơ bản… Mở rộng quan hệ và hợp tác kinh tế đối ngoại để tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ; đồng thời huy động và sử dụng hiệu quả vốn hợp tác quốc tế, cải cách hành chính, giảm thủ tục hành chính phiền hà, cải

thiện môi trường đầu tư; điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất… để thu hút nguồn vốn FDI, ODA và các dự án NGO đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho lao động, trước hết là thanh niên ngoại thành Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)