nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội
Suy cho cùng vốn là nhân tố quyết định đến mọi thành công của công việc cũng như việc thực hiện các chủ trương, chính sách khác, do vậy, đây là giải pháp mang tính chiến lược ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội. Nếu không có nguồn vốn nhất định để bảo đảm cho việc thực thi các chương trình, dự án về đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội thì không thể thành công được và các chính sách đó đưa ra cũng chỉ là lý thuyết. Vì vậy, để thực hiện biện pháp trên cần làm tốt một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Xây dựng chính sách thu hút và huy động vốn từ tư nhân trong nước để đầu tư, tiến hành đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội
Trong thời gian vừa qua, UBND thành phố cùng chính quyền các cấp đã tích cực, chủ động trong thực hiện các chính sách về huy động vốn để xây dựng, thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm cho thanh niên không chỉ ở khu vực ngoại thành Hà Nội, mà đổi với cả thanh niên trong khu vực nội thành. Số lượng các trường cao đẳng, trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp trên địa bàn thành phố tương đối nhiều, lượng học sinh học đông, trong khi đó nhu cầu về vốn của UBND thành phố và chính quyền các cấp cón hạn, vì vậy, việc huy động vốn là rất cần thiết. Để làm được điều đó, UBND thành phố và chính quyền các cấp đã xây dựng chính sách thu hút và huy động vốn từ nhiều nguồn lực khác nhau, nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội. Cho phép các Trường Cao đẳng nghề, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và cung cấp
các dịch vụ đào tạo nghề phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nguồn lực đầu tư cho phát triển dạy nghề ngoài ngân sách nhà nước gồm: Nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng, vay Quỹ đầu tư phát triển, vay của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước; huy động vốn thông qua hình thức liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; trong đó huy động doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo nghề như: xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy nghề; xây dựng danh mục nghề, tiêu chuẩn nghề; tham gia giảng dạy và đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề. Khuyến khích doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo nghề khi tiếp nhận lao động đã qua đào tạo. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập trường nghề, liên kết với trường nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm; nhận học sinh, sinh viên của nhà trường đến doanh nghiệp thực hành, thực tập.
Xây dựng các mô hình, hình thức và phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để nâng cao khả năng có việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo. Phát triển mạnh các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp để đào tạo nghề cho doanh nghiệp và cho xã hội; khuyến khích phát triển dạy nghề tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Khai thác các nguồn viện trợ từ nước ngoài thông qua viện trợ bằng tiền, bằng trang thiết bị, đồ dùng học tập, hỗ trợ chất xám...tăng cường sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn đào tạo nghề (vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, học phí, vốn tư nhân, vốn ODA, vốn vay và viện trợ của nước ngoài). Tập trung nguồn vốn ngân sách và vốn ODA để đầu tư phát triển một số trường trọng điểm, trung tâm giới thiệu việc làm để làm tiền đề phát triển nhân rộng mô hình đào tạo. Phát huy cơ chế tự chủ về tài chính vừa là động lực để các cơ sở dạy nghề mạnh dạn đầu tư phát triển vừa là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động.
Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân để giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội
Hà Nội là một trong những trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước, một trong ba tam giác phát triển kinh tế trọng điểm ở phía Bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Quang Ninh, tập trung khá nhiều các loại hình doanh nghiệp, các xí nghiệp, nhà máy, các trung tâm thương mại... Do đó, phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giải quyết được rất nhiều thanh niên tham gia vào những loại hình hoạt động khác nhau. Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn ách tắc về cơ chế, chính sách, hàng rào về hành chính, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận về tín dụng, mặt bằng, thị trường…để phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ; chính sách khuyến khích để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) để phát triển doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện xã hội hoá và giải phóng tiềm năng lao động trình độ cao, tạo điều kiện cho lao động qua đào tạo có cơ hội tìm việc trong khu vực này. Mở rộng khả năng đưa lao động có nghề, lao động kỹ thuật và chuyên gia đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là ở một số ngành nghề mà Hà Nội có ưu thế (kỹ sư nông nghiệp, bác sĩ, lập trình viên…). Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để thu hút thanh niên ngoại thành (vùng chuyên canh trồng rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả; vùng phát triển chăn nuôi bò sữa, lợn nạc, gia cầm,... hoàn thành phủ xanh đất trống đồi trọc ở Sóc Sơn...). Phát triển mạnh hơn nữa các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, tiểu chủ bằng các chính sách, giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là các chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế; chính sách khuyến khích người sử dụng lao động đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động; tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp cận tín dụng chính thức và vốn vay từ chương trình hỗ trợ việc làm.