Mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 94 - 97)

đào tạo nghề cho thanh niên

Xã hội hoá không chỉ là chủ trương mà còn là giải pháp quan trọng để huy động mọi nguồn lực của xã hội vào giải quyết việc làm. Đây là vấn đề vừa cơ bản, lâu dài vừa cấp thiết hiện nay ở nước ta, đặc biệt là đối với thanh niên ngoại thành Hà Nội.

Thực chất xã hội hoá trong giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội là quá trình mở rộng sự tham gia của các chủ thể, các đối tác xã hội với các hình thức, phương thức đa dạng, linh hoạt nhằm huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, xã hội cùng nhà nước tạo nhiều việc làm cho thanh niên ngoại thành. Đó cũng là quá trình xác định rõ vai trò của các chủ thể, các đối tác tham gia; sự phân công, phân cấp và phối hợp trong quá trình thực hiện.

Để thực hiện biện pháp trên, cần tiến hành có hiệu quả một số nội dung cơ bản sau:

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội về việc chủ trương xã hội hóa việc làm của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố là đúng đắn

Các cơ quan, chức năng, ban ngành và lực lượng có liên quan bằng các hình thức, biện pháp khác nhau tuyên truyền, giáo dục làm cho thanh niên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các chương trình, dự án đào tạo nghề cho thanh niên. Trên cơ sở đó, sẽ tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của thanh niên, thúc bách họ học tập để tìm kiếm việc phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân. Muốn vậy, thay đổi cách thay đổi, nhìn nhận đánh giá của xã hội về việc làm của thanh niên, không nhất thiết cứ phải vào đại học mới có cơ hội việc làm, mà còn nhiều cơ hội khác cho họ, đổi mới căn bản hệ thống định hướng nghề nghiệp cho thanh niên theo hướng mở rộng, bao gồm trong nhà trường, cơ sở đào tạo và ngoài xã hội, đa dạng hoá các hình thức và phương thức

dịch vụ, kể cả khu vực công và khu vực tư nhân về lĩnh vực này; hình thành mạng lưới của Thành phố và áp dụng từng bước công nghệ thông tin, viễn thông vào hoạt động định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.

Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên phải trở thành nội dung hoạt động chủ yếu và thường xuyên trong thanh niên nông thôn thông qua các chương trình nghị sự; các hình thức câu lạc bộ; lồng ghép với các chương trình hành động khác đặc thù của thanh niên nông thôn… phải trở thành phong trào sôi động trong thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn. Thanh niên nông thôn phải tự tạo việc làm cho mình, tự lập thân, lập nghiệp trên cơ sở giải phóng sức lao động trẻ, nâng cao năng lực nghề nghiệp (thể lực, trí lực, tâm lực) và tính năng động xã hội của thanh niên, nhất là trong kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa… Coi thanh niên, trước hết là thanh niên có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao, là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong tăng trưởng kinh tế trên cơ sở mở rộng cơ hội cho thanh niên nông thôn tham gia phát triển các ngành kinh tế quan trọng của Thành phố và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…

Đào tạo nguồn nhân lực thanh niên nông thôn, nhất là nguồn nhân lực trẻ về khoa học, công nghệ và kỹ thuật thực hành trình độ cao là khâu then chốt, đột phá và là chìa khoá để thanh niên nông thôn tự lập thân, lập nghiệp và tham gia kinh tế - xã hội, làm giàu cho Thành phố.Cần phải phát huy thế mạnh của thanh niên nông thôn bằng đa dạng hoá các hoạt động thông qua chương trình nghị sự của thanh niên về việc làm trên cơ sở mở rộng sự tham gia của thanh niên ngoại thành vào chương trình việc làm, xoá đói giảm nghèo, đào tạo lao động kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hướng nghiệp, dịch vụ việc làm… Đó là hướng quan trọng để thanh niên góp sức cùng chính quyền thành phố giải quyết vấn đề xã hội bức xúc nhất hiện nay như thất nghiệp, tệ nạn xã hội…

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế xuất khẩu lao động cho thanh niên ngoại thành

Huy động các nguồn lực trong xã hội và cộng đồng quốc tế cho phát triển dạy nghề. Sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong

lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho dạy nghề; ưu tiên các Dự án vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển dạy nghề, đặc biệt là các Dự án hỗ trợ kỹ thuật; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị; phát triển chương trình, học liệu; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề (bao gồm cả giáo viên trong các cơ sở ngoài công lập). Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làng nghề trong việc phát triển dạy nghề dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cho cơ sở dạy nghề; liên kết với các cơ sở dạy nghề để học sinh được thực tập nghề trong thực tiễn sản xuất (kể cả trong việc đào tạo nâng cao tay nghề cho giáo viên); hỗ trợ mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề (vay vốn tín dụng; cấp hoặc cho thuê đất xây dựng trường; miễn, giảm thuế…).

Tạo sự bình đẳng giữa cơ sở dạy nghề công lập và cơ sở dạy nghề ngoài công lập trong dạy nghề (đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; đặt hàng đào tạo…); các cơ sở dạy nghề thực hiện chương trình dạy nghề chất lượng cao được thu học phí sát với thị trường để trang trải chi phí đào tạo; nhà nước có chính sách để hỗ trợ cho những đối tượng đặc thù, đối tượng chính sách xã hội khi tham gia các chương trình đào tạo phù hợp. Trong thời gian tới thanh niên ngoại thành cần được tham gia vào chương trình xuất khẩu chuyên gia, vì xuất khẩu lao động hiện nay chủ yếu là ở lứa tuổi thanh niên. Mục tiêu hướng tới là: tăng số lượng và nâng tỷ lệ lao động thanh niên ngoại thành có nghề đi xuất khẩu lao động; tăng thu ngoại tệ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội.Đầu tư xúc tiến mở rộng thị trường mới và tăng thị phần xuất khẩu lao động ở thị trường truyền thống; Sắp xếp, đổi mới và đầu tư xây dựng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh, tăng doanh nghiệp tư nhân tham gia xuất khẩu lao động; Đào tạo nghề, giáo dục định hướng chuẩn bị nguồn xuất khẩu lao động là thanh niên ngoại thành chưa có việc làm;Đổi mới tổ chức, quản lý lao động ngoài nước đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, chống trốn, phá hợp đồng; Tạo việc làm cho lao động xuất khẩu sau khi trở về nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)