Một là, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng có liên quan về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội có lúc, có thời điểm còn chưa đồng bộ, nhất quán.
Là một bộ phận của chính sách xã hội, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên có tác động đến đối tượng cụ thể trước nhất là thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, sự nhận thức ở một số địa phương và ngay chính bản thân thanh niên cũng chưa đầy đủ, đúng mức, còn đơn giản trong việc thực hiện các hình thức, biện pháp để đáp ứng nhu cầu, đỏi hỏi ngày càng cao về việc làm cho thanh niên; việc triển khai, phổ biến các chương trình, kế hoạch, dự án về thực hiện các chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên còn chưa thống nhất, chưa sử dụng các hình thức, biện pháp để tuyên truyền, phổ biến đến cho thanh niên để cho họ được biết, để có những kế hoạch cho bản thân; sự phối kết hợp giữa các cơ quan, chức năng, ban ngành trong hướng dẫn thực hiện còn lúng túng, chồng chéo chưa có sự bàn bạc thống nhất đem lại quyền lợi cao nhất đến cho thanh niên; bản thân thanh niên cũng chưa chịu tìm hiểu, đọc những văn bản, chỉ thị, hướng dẫn, chính sách liên quan đến bản thân. Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, mà các chính sách này có liên quan chủ yếu đến các trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp có phần hạn chế chưa đúng với những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố đề ra.
Hai là, một bộ phận thanh niên ngoại thành Hà Nội chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc học nghề sẽ góp phần giải quyết nhu cầu việc làm tại chỗ.
Do nhận thức như vậy, nên việc thực hiện đề án 1956 có phần hạn chế, chưa phát huy được tối đa những lợi thế mà bản thân người lao động sẽ có được từ việc thực hiện đề án này. Do tâm lý còn mang nặng học nghề không oai, không có cơ hội tìm được việc làm, muốn học các trường đại học, chỉ đến khi thi
trượt đại học, hoặc do điều kiện gia đình không cho phép, nên học viên mới đi học nghề, vì thế, người học nghề còn ngại đi học và chưa chuyên cần trong học nghề. Khả năng tiếp thu của các học viên không đồng đều do chênh lệch về độ tuổi, phần lớn học viên là lao động chính trong gia đình, điều kiện kinh tế khó khăn nên học phải vừa học, vừa tham gia kiếm sống do vậy người lao động không yên tâm tham gia học nghề nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Ba là, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo về chất lượng, chưa đáp ứng được với những yêu cầu, mục tiêu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo.
Đội ngũ giáo viên ở các trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm dạy nghề đa số là các giáo viên thỉnh giảng, mới ra trường không có kỹ năng nghề nên tổ chức thực hành nghề cho người lao động không đạt hiệu quả do vậy người lao động khó có tay nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp; mặt khác, trình độ của đội ngũ giáo viên ở các trường nghề còn chưa đồng đều, đặc biệt là số giáo viên có học hàm, học vị còn rất ít và hiếm, do đó, cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giáo dục, đào tạo ; đội ngũ cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội,phòng kinh tế huyện còn thiếu và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy nghề cũng ảnh hưởng đến công tác triển khai tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề lao động nông thôn chưa thường xuyên, chưa sâu sát, chưa kịp thời nên chất lượng và hiệu quả chưa đạt được mục tiêu của Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg.
Bốn là, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, phòng, xưởng (địa điểm) thực hành còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế do địa điểm dạy nghề linh hoạt phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội là tổng hợp những yếu tố, những điều kiện, tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện nay của các trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm dạy nghề vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa bảo đảm được nhu cầu cho học viên.
Đa số các trường trung cấp thuê địa điểm dạy học, việc trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại cho các phòng học vẫn chưa có, bàn ghế thì hư hỏng nhiều, không gian trật hẹp…Chính những hạn chế đó, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện các chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội, làm giảm sút tinh thần vươn lên trong học tập của học viên, không tạo ra được sự hứng khởi cho học viên, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị được coi là bộ mặt của nhà trường, học viên nhìn vào không thấy có sự hứng khởi, thì chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ không được nâng lên.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Những năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội, thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội. Những hạn chế thiếu xót đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Đòi hỏi, các tổ chức, lực lượng, ban ngành có liên quan cần phối kết hợp giải quyết, thực hiện đồng bộ nhiều hình thức, biện pháp để thực thi những chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói chung và thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng đạt được những kết quả như mong muốn.
Chƣơng 3