Thực trạng về số lượng, chất lượng tay nghề thanh niên ngoại thành Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 52 - 54)

hóa các lĩnh vực đào tạo.

2.1.1.3. Đặc điểm về văn hóa – xã hội

Với dân số 7.558.965 người chiếm hơn 8% dân số cả nước; chất lượng nguồn lao động dồi dào, trẻ, khỏe; hệ thống y tế, giáo dục phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nâng cao tuổi thọ Hà Nội; hệ thống trường cao đẳng, đại học, dạy nghề nhiều; các trung tâm cơ sở đào tạo nghề được xây dựng nhiều…đã tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội có điều kiện được học hỏi nâng cao trình độ tay nghề, mở rộng khả năng liên doanh,liên kết lao động với các nước trên thế giới, các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên của Đảng, Nhà nước cũng được thực thi góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay.

2.1.2. Thực trạng về số lượng, chất lượng tay nghề thanh niên ngoạithành Hà Nội thành Hà Nội

2.1.2.1. Thực trạng đội ngũ thanh niên ngoại thành Hà Nội

Việt Nam là nước có dân số đông thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 13 trên thế giới, đồng nghĩa với nó là số người trong độ tuổi lao động cũng gia tăng nhanh về số lượng, gây áp lực rất lớn về quá trình đô thị hóa, về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho nhóm trong độ tuổi lao động mà chủ yếu là thanh

niên. Hà Nội là một trong những địa phương có lượng cung ứng lao động lớn nhất cả nước. Là trung tâm kinh tế, nhu cầu lao động tại Hà Nội giữ vị trí cao so với các địa phương khác. Theo số liệu thống kê, Thành phố hiện có gần 7,5 triệu người, trong đó khoảng 4,6 triệu người ở trong độ tuổi lao động. Hàng năm, thành phố có gần 80 nghìn người bước vào tuổi lao động. Lượng cầu lao động nhìn chung tăng đều hàng năm, ngoài lao động tại chỗ còn có một lượng lao động từ các địa phương khác về Hà Nội tìm kiếm việc làm. Bình quân trong giai đoạn 2011- 2015 tỷ lệ nhập cư vào Hà Nội khoảng 0,8%/năm, tương ứng với khoảng 30.000 - 35.000 người được bổ sung thêm vào dân số Hà Nội mỗi năm từ nguồn nhập cư. Nhìn chung số lượng tay nghề của thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội tăng khá nhanh có sự đa dạng hóa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo, đa phần thanh niên ngoại thành Hà Nội có trình độ học vấn cao, đã qua đào tạo, nhưng trên thực tế, lao động có tay nghề kỹ thuật cao vẫn còn ít chưa đáp ứng được với yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài nước.

Trình độ văn hoá của thanh niên là một trong những tiêu chí phản ánh chất lượng và tình trạng phát triển nguồn nhân lực của mỗi địa phương. Chất lượng lao động thanh niên biểu hiện chủ yếu ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Chất lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động thanh niên ngoại thành Hà Nội trên thị trường lao động. Theo kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm 2016, hầu hết thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội có chất lượng tương đối đồng đều, đa phần là tốt nghiệp Trung học phổ thông, có trình độ học vấn cao, trong số họ có bằng đại học, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, có khả năng tiếp thu, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào sản xuất kinh doanh, những ngành nghề, lĩnh vực mà mình đảm nhiệm, cho nên chất lượng lao động tay nghề của thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội có thể đáp ứng được với những yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tình trạng tay nghề của thanh niên có bước phát triển đáng kể bước đầu đáp ứng được với yêu cầu, đỏi hỏi của thị trường lao động trong và ngoài nước. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm khá cao đây là, lợi thế rất

quan trọng để có thể phát triển những ngành, những lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng khoa học, công nghệ cao; số lao động phổ thông chiếm tỷ lệ ít và bước đầu chuyển sang những ngành, những lĩnh vực đòi hỏi sự bền bỉ, dẻo dai, kiên trì như dệt may, đan lát.

2.1.2.2. Tình hình việc làm của thanh niên ngoại thành Hà Nội

Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ chế, chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động quốc tế. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lao động, việc làm được bổ sung ngày càng hoàn thiện. Nhiều luật mới ra đời và đi vào thực tiễn đời sống như Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài,… và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội.

Cùng với cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là các chương trình mục tiêu: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chương trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và các chương trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã hội được thực hiện, góp phần giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống của người lao động.Thực hiện Chương trình về việc làm, thông qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ có sự lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như Chương trình 134, Chương trình 135, phát triển kết cấu hạ tầng về đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trạm xá, trường học, công trình văn hóa,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)