Hiện nay, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội ở các trường trung cấp, cao đẳng, hướng nghiệp, các cơ sở đào tạo chưa có sự thống nhất trong đào tạo các loại hình nghề khác nhau. Học sinh vẫn chủ yếu hướng mình vào những ngành, những nghề phổ thông như sửa chữa, điện tử viễn thông, hàn, cơ khí, luyện kim...còn những ngành, những lĩnh vực đòi hỏi trình độ nhận thức cao, thời gian học dài, khả năng ứng dựng và vận dụng nhanh, kỹ thuật thì rất ít học sinh, thậm trí không có như: lắp giáp ô tô, chế tạo máy, các loại hợp kim...thì rất ít, thậm trí không có. Chính sách đào tạo nghề cần bám sát hoạt động thực tiễn, bám sát yêu cầu, đỏi hỏi của thị trường trong và ngoài nước để định hướng chính sách cho hợp lý, xây dựng các khung lý thuyết cho phù hợp với trình độ đào tạo của Nhà trường và trình độ nhận thức của bản thân. Những ngành đào tạo công nhân lành nghề, chất lượng cao thì đỏi hỏi đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cũng phải tương ứng để có thể hướng dẫn, giảng
giải cho học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản. Trong xu thế hội nhập mở cửa vào nền kinh tế thế giới, phát triển kinh tế tri thức, thì lại càng cần những ngành công nghiệp nặng, những ngành đòi hỏi có đội ngũ công nhân có trình độ cao. Như vậy, chính yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những đỏi hỏi khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, thúc bách các chính sách đào tạo nghề của Đảng, Nhà nước phải có sự điều chỉnh, hướng tới một thị trường lao động cần có sự tương hỗ lẫn nhau trong các khâu, các bước của quá trình sản xuất. … Do đó, để công tác đào tạo dạy nghề gắn với nhu cầu xã hội, gắn với thị trường lao động trước hết các cơ sở dạy nghề nên có giải pháp liên doanh, liên kết với nhau trên tất cả các mặt từ tuyển dụng, cho tới đào tạo, giới thiệu việc làm cho học sinh; nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp để lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp, các ngành nghề thu hút nhiều lao động.
3.1.3.Ưu tiên đào tạo nghề cho thanh niên ngoại thành
Thực chất của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói chung và thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng hướng vào các trường trung cấp, cao đẳng, các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề bảo đảm giải quyết việc làm một cách tốt nhất đến cho người học. Các chính sách đào tạo nghề sẽ không được thực thi đem lại kết quả như mong muốn, nếu các cơ sở đào tạo nghề không tuyển sinh được người học, không có chiến lược để chiêu dụ người học vào trung tâm mình và ngược lại nếu không có các cơ sở đào tạo nghề thì chính sách đào tạo nghề của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố Hà Nội cũng không được thực thi một cách triệt để. Giữa cơ sở đào tạo và việc thực hiện chính sách đào tạo nghề luôn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau. Việc mở rộng các cơ sở dạy nghề ở các vùng ngoại thành Hà Nội một mặt cho phép khai thác tối đa những thế mạnh về điều kiện tự nhiên, văn hóa, truyền thống để phát triển những ngành nghề truyền thống góp phần giải quyết việc làm tại chỗ không chỉ đối với thanh niên mà còn đối với những đối tượng đã quá độ tuổi lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động đều có thể tham gia vào những ngành đó. Mặt khác, còn thu hút đầu tư vốn, kỹ thuật của những cá nhân, tổ
chức muốn chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh của mình về những vùng nông thôn như thế sẽ tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho địa phương, giảm tải áp lực về quá trình đô thị hóa ở khu vực nội thành.