Thứ nhất, Việc xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nghề cho thanh niên đã được triển khai sâu rộng, thông qua việc phát triển mạng lưới cơ sở dạy
nghề bao gồm các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và các tổ chức cá nhân
Đây là nội dung rất quan trọng và có ý nghĩa hàng đầu để thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay, bởi thông qua thực hiện chính sách dạy nghề giúp cho các cơ sở đào tạo có sự phát triển về số lượng, chất lượng, hình thức, quy mô các cơ sở đào tạo. Mỗi bước tiến của sự phát triển về chính sách xã hội nói chung và chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói riêng là sự phản ánh của các cơ sở đào tạo nghề, đến lượt mình các cơ sở đào tạo chính là nơi cụ thể hóa của chính sách đào tạo nghề. Vì thế, mối quan hệ giữa chính sách đào tạo nghề và cơ sở đào tạo nghề là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau. Chính sách đào tạo nghề khoa học, hợp lý, phản ánh đúng thực trạng các cơ sở đào tạo là điều kiện, tiền đề để cho những cơ sở đào tạo nghề có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn vận động, phát triển của xã hội. Trong những năm vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ thị, hướng dẫn về việc điều chỉnh, mở rộng, xây dựng, đầu tư mới cho các cơ sở đào tạo dạy nghề cho thanh niên nói chung và thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng: Chỉ thị số 15/2009/CT-TU ngày 20/7/2009 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghềcho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 3658/QĐ- UBND ngày 17/7/2010 về tổ chức điểu tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội… UBND thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành các tổ chức lực lượng có liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn đó đến từng cơ sở đào tạo, cử lực lượng tiến hành phát tờ rơi cho thanh niên để họ nắm bắt được quan điểm chỉ đạo thực hiện đề án 1956 của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố, trên cơ sở đó quán triệt và nghiêm túc thực hiện.
Qua việc thực hiện những chính sách đó đã thu hút được lượng lớn lao động nông thôn vào làm việc như : Mô hình may công nghiệp: Đã tổ chức dạy nghề cho 11.014 người tại 5 huyện gồm: Ba Vì, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thị xã Sơn Tây, Quốc Oai. Mô hình được các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề phối hợp với doanh nghiệp để dạy nghề cho lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt khoảng 85%, trong đó huyện Đan Phượng, Thạch Thất, Mỹ Đức mức thu nhập bình quân người lao động từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/tháng ; Mô hình dạy nghề trồng nấm, nấm dược liệu: Đã đào tạo cho 2.179 người tại huyện Đông Anh, Hoài Đức, Thạch Thất, Ba Vì và thị xã Sơn Tây… Mô hình thực hiện hiệu quả, người lao động sau khi học nghề có kiến thức, đã tự sản xuất được nấm bằng cách tận dụng các nguồn rơm, rạ sau thu hoạch, sử lý môi trường. Thu nhập lao động ổn định khoảng 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng/tháng. Tích cực, chủ động vận động thanh niên tham gia vào công tác đào tạo nghề.
Thứ hai, việc phân công phối hợp giữa các cơ quan, các cấp được tiến hành thường xuyên, liên tục trong xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nghề cho thanh niên
Thực chất của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội là giải quyết việc làm cho thanh niên. Do đó, chính sách đào tạo nghề cũng phải hướng vào thanh niên, đem lại nhiều cơ hội mới cho thanh niên, tạo hành lang thông thoáng cho thanh niên có điều kiện tìm kiếm cơ hội việc làm nhờ vào những chính sách đào tạo nghề do Đảng, Nhà nước, UBND thành phố, các cơ quan, chức năng, ban ngành ban hành. Thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội là lực lượng trẻ, khỏe có trình độ, có khả năng tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào một lĩnh vực cụ thể. Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội sẽ lôi kéo, thu hút được nhiều lao động khác, giúp cho các cơ sở đào tạo có thêm nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình giáo dục, đào tạo. Mặt khác, chính sách đào tạo nghề là một mặt hoạt động của những chính sách xã hội nói chung, do đó, thực
hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội sẽ giúp cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển nghề truyền thống, chuyển đối cơ cấu kinh tế ở khu vực ngoại thành tạo việc làm cho thanh niên ngoại thành được tạo điều kiện vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Chính sách thị trường giúp cho việc sản xuất kinh doanh của thanh niên ngoại thành phát triển thuận lợi như giúp quảng bá, trưng bày sản phẩm, giới thiệu ấn phẩm, tham gia hội chợ. Thực hiện tốt chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội sẽ tạo điều kiện về thủ tục đầu tư và xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất đối với các tổ chức, cá nhân có các dự án xây nhà cho thuê, bán cho thanh niên ngoại thành theo phương thức trả góp với thời hạn và giá cả hợp lý ở những khu vực ngoại thành tập trung nhiều lao động trẻ.Từ đó, hỗ trợ thanh niên ngoại thành lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng về khởi sự doanh nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp trẻ tiêu biểu, làm kinh tế giỏi. Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội khi được mở rộng sẽ tạo rất nhiều thời cơ thuận lợi cho họ tìm kiếm việc làm như: Chính sách thuế, tín dụng ưu đãi để đào tạo bồi dưỡng doanh nhân trẻ và khởi sự doanh nghiệp, mở rộng làng nghề, phát triển sản xuất kinh doanh; tự tạo việc làm, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút thanh niên ngoại thành vào làm việc; xuất khẩu lao động. Đồng thời UBND các cấp và hệ thống chính quyền cơ sở cũng có những cơ chế, chính sách đúng đắn, hợp lý để lôi kéo, động viên, khuyến khích thanh niên nông thôn vào học nghề như: chính sách hỗ trợ vốn cho thanh niên làm kinh tế tại địa phương, chính sách mời những chuyên gia của phòng, tỉnh, thành phố về tư vấn cho thanh niên, tìm kiếm thị trường lao động cho thanh niên, bảo trợ cho thanh niên trong quá trình đi xuất khẩu lao động, tìm việc làm cho thanh niên sau khi học nghề xong....
Thứ ba, việc huy động các nguồn lực bao gồm xây dựng đội ngũ giáo viên, trường nghề vững mạnh được tiến hành chặt chẽ nghiêm túc bảo đảm về số lượng và chất lượng
Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên không chỉ hướng tới một đối tượng cụ thể mà còn hướng tới các tổ chức, lực lượng có liên quan để góp phần nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội. Đội ngũ giáo viên ở các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội là nhân tố cấu thành trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, họ là chủ thể truyền tải những chủ trương, đường lối về thực hiện chính sách đào tạo nghề đến thanh niên, căn cứ vào những văn bản, chỉ thị, hướng dẫn đó, đội ngũ giáo viên cụ thể hóa vào từng đối tượng, từng chuyên ngành đào tạo cụ thể. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cũng tạo điều kiện để kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, biên chế đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các cơ sở đào tạo bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng; hỗ trợ đào tạo chuẩn hoá giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ, công tác đào tạo lại giáo viên cho phù hợp với thực tế của xã hội để cập nhật phương pháp dạy học mới, đánh giá công tác cho đi đào tạo và tự đào tạo trong nhà trường. Các chính sách về chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên được quan tâm, chú trọng như: ưu tiên giáo viên có kinh nghiệm trong dạy nghề bằng việc hỗ trợ kinh phí; bồi dưỡng giáo viên dạy ở những ngành đỏi hỏi hàm lượng khoa học cao; tổ chức cho giáo viên đi nghỉ mát thăm quan vào những dịp hè, lễ tết... Việc đầu tư nhiều cho trong công tác giảng dạy như soạn giáo trình, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm cập nhật các kiến thức mới nhất cho bài giảng để nâng cao chất lượng của giờ giảng, nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện bản thân đáp ứng tiêu chí của trường: “Mỗi thầy giáo là một tấm gương để sinh viên noi theo”. Hiện nay, đội ngũ giáo viên ở các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội về cơ bản là đáp ứng được với mục tiêu, yêu cầu của quá trình đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo.
Thứ tư, Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học tập
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học ở các cơ sở đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng, tác động rất lớn đến việc nâng cao chất lượng ở các cơ sở đào tạo đó. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng là sự phản ánh của chính
sách đào tạo nghề và đến lượt mình các cơ sở đào tạo tác động trở lại đối với việc thực hiện những chính sách đào tạo nghề. Đối với bất kỳ cơ sở đào tạo nghề nào thì hệ thống cơ sở vật chất bao gồm: địa điểm, hệ thống phòng học, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và sinh viên; chỗ ở cho sinh viên, tài liệu nghiên cứu là những yếu tố không thể thiếu, nói lên tiềm lực của cơ sở đào tạo đó, thu hút được sinh viên vào học ở mức độ nào. Nếu không có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tập thì bất thành cơ sở đào tạo, cho nên cơ sở vật chất, trang thiết bị được coi là điều kiện đủ để bảo đảm cho sự hoạt động bền vững của các cơ sở đào tạo. Trong các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của UBND thành phố về đầu tư, xây dựng các cơ sở đào tạo dạy nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội đã thể hiện rõ thông qua những dự án tăng cường đầu tư kinh phí vốn, sửa chữa lại các phòng chuyên dùng, các trang thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên, sinh viên; Đặc biệt, trong điều kiện ngày nay, để quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên được tốt thì những máy móc, trang thiết bị phục vụ cho quá trình thực hành phải là những máy móc tốt nhất và hiện đại nhất hay ít nhất cũng phải phù hợp với quá trình sản xuất để người học sau khi kết thúc khóa học mới không bị bỡ ngỡ khi tiến hành thực tế.
Cơ sở vật chất là cầu nối giữa khoa học giáo dục và thực tiễn sản xuất, là yếu tố căn bản tạo nên môi trường tiếp cận dẫn đến sản xuất, giúp người học có cái nhìn trực quan hơn về nghề mà mình theo học. Trang thiết bị giảng dạy là một trong các yếu tố quyết định hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh, quyết định tính chất công nghệ sản xuất, gia công chế tạo sản phẩm, chất lượng bài thực hành của học sinh học nghề.
Một cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt sẽ cho ra một kết quả đào tạo rất khả quan, sản phẩm của quá trình đó là những người lao động có trình độ chuyên môn, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Nếu cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu đặt ra thì quá trình học lý thuyết, thực hành có những hụt hẫng, việc học với các cơ sở dạy nghề và ra ngoài thực tế làm việc có những
khoảng cách lớn, từ đó giảm hiệu quả của công tác đào tạo, gây lãng phí cho quá trình đào tạo.
Thứ năm, việc duy trì và đôn đốc thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Duy trì và thực hiện chính sách là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực thi nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách. Trên thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế, cần có hoạt động đôn đốc để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên.
Những nội dung về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau, thực hiện tốt nội dung này là cơ sở, tiền đề để thực hiện các nội dung tiếp theo. Trong đó, nội dung về tăng cường công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao tính hiệu quả, bền vững của những chính sách đào tạo nghề của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố và của các cơ quan, chức năng, ban ngành có liên quan.
1.2.3.Tiêu chí đo lường thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên.
Xác định tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội là vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Điều đó không chỉ tạo cơ sở khoa học cho đánh giá một cách đúng đắn, khách quan việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội của các cơ quan, chức năng, ban ngành thời gian qua, mà còn là cơ sở quan trọng đề xuất yêu cầu và thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội.
hóa, dịch vụ hành chính công, lĩnh vực giáo dục và đào tạo có những đặc trưng riêng về quá trình đào tạo từ các yếu tố như: chương trình, nội dung giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đôi ngũ giáo viên, học sinh... đến các hoạt đông dạy và học, và giáo dục đa dạng, với nhiều hình thức khác nhau và đặc biệt “sản phẩm đào tạo” là con người ở nhiều giai đoạn phát triển theo lứa tuổi và trình độ giáo dục. Việc đánh giá chất lượng, nói chung, bao giờ cũng khó hơn và phức tạp hơn so với đánh giá số lượng hay quy mô, nhưng đánh giá chất lượng là sự cần thiết khách quan, vì mọi sự thay đổi của sự vật bao giờ cũng biểu hiện ở hai mặt: mặt số lượng và mặt chất lượng. Do đó ở đây, học viên đưa ra một số