Kinh nghiệm một số nước về xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp áp dụng cho công ty cổ phần tư vấn truyền thông việt nam vntelecom ,jsc (Trang 42 - 50)

(a) Văn hóa doanh nghiệp Nga

Văn hóa doanh nghiệp Nga rất coi trọng tôn ti trật tự, mặc dù Nhà nước Nga không còn quản lý kinh doanh như trước kia nữa. Cấp trên có quyền lực đối với cấp dưới và có trách nhiệm đưa ra những quyết định cuối cùng. Rất ít phụ nữ đứng ở vị trí cấp trên, có ảnh hưởng thựcsự. Do đó, họ nên ăn mặc và hành động một cách chuyên nghiệp vào mọi lúc. Thậm chí, phụ nữ có thể phải đối đầu với những thử thách trong việc điều hành kinh doanh ở đất nước này.

Bạn nên giải quyết công việc với những người ra quyết định chủ chốt, hơn là các cấp trung gian. Hơn thế, nên phác thảo kế hoạch và liên hệ trước khi bạn sang Nga giao dịch. Luôn đảm bảo rằng bên ngoài những cuộc thương lượng ra bạn có liên hệ với các chuyên gia luật của Nga, vì luật lệ Nga luôn thay đổi cả về cách giải thích và

áp dụng.

Bộc lộ bản thân với đối tác Nga cũng là một bí quyết thành công khi kinh doanh ở đây. Khi đó, bạn sẽ tỏ ra chân thành hơn và đáng tin cậy hơn.

Cuộc gặp mặt đầu tiên chỉ mang tính nghi thức, vì đây là thời gian để người Nga đánh giá uy tín của bạn và công ty. Cách tốt nhất là hành động một cách trang trọng, đồng thời duy trì một không khí ấm áp và thân mật và nên kiềm chế những cử chỉ độc đoán hoặc gây hấn.

Phía Nga có thể cố gắng thuyết phục bạn rằng họ có uy tín và kinh nghiệm thành công trong lĩnh vực của họ. Bạn cần điều tra để xác định những thông tin này vì đôi khi chúng không đáng tin cậy. Việc chấp nhận các thông tin bên ngoài có thể khó khăn với người Nga và đôi khi có tác dụng ngược, họ quay trở nên khép kín và co cụm.

Các cuộc thuyết trình nên đơn giản và dễ hiểu. Nếu diễn thuyết bằng tiếng Anh, bạn nên in những tài liệu quảng cáo hoặc những tài liệu khác bằng tiếng Nga. Hơn thế, vì lợi ích của chính bạn, bạn nên mang theo một phiên dịch viên hơn là dựa vào phiên dịch bên Nga cung cấp.

Đối với doanh nhân Việt Nam sang Nga thì đã có một lực lượng người Việt học tập và làm việc ở Nga về hoặc đang ở bên Nga nên việc có một phiên dịch và người trợ lý trong kinh doanh với Nga là thuận tiện hơn nhiều các doanh nghiệp nước khác.

Nói chung, người Nga coi sự nhượng bộ là một biểu hiện của sự yếu thế. Thông thường, họ kéo dài các cuộc thương lượng bằng cách từ chối quay trở lại vấn đề cho đến khi phía kia đồng ý nhượng bộ hoặc tỏ thái độ cực kỳ kiên quyết. Những nhà thương lượng người Nga thường nhượng bộ đôi chút và đòi hỏi bên kia phải nhượng bộ những điều lớn hơn. Tất cả những tài liệu viết tay đều rất quan trọng. Người Nga đôi khi có thể yêu cầu có biên bản cuộc họp, viết chi tiết nội dung được bàn bạc trong cuộc họp. Cuối cuộc họp, biên bản này được đọc lên, mọi người đồng ý và ký.

Xu hướng ngày càng gia tăng trong giới doanh nhân Nga là họ luôn đồng ý và hứa hẹn nhằm duy trì mối quan hệ với người nước ngoài. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, họ có thể không có thẩm quyền và khả năng để thực hiện điều đó. Đừng hy vọng người Nga làm việc thêm giờ vào cuối tuần hoặc trong các dịp nghỉ.

Vì người Nga có xu hướng dễ bị xúc phạm và luôn tỉnh táo, bạn không nên đối xử với họ theo kiểu bề trên. Các hợp đồng nên rõ ràng, chính xác và được dịch ra cả tiếng Nga và tiếng Anh. Một khi hợp đồng đã được ký, cũng đừng ngạc nhiên nếu các điều khoản trong hợp đồng không được đáp ứng. Việc người Nga sửa đổi hợp đồng xảy ra khá phổ biến.

Khi phải đối mặt với những vấn đề trong kinh doanh nói chung, cách giải quyết vấn đề của ngườiNga khác với doanh nhân phương Tây. Ví dụ, người phương Tây có xu hướng giải quyết các vấn đề trong kinh doanh với các đồng nghiệp của mình chỉ khi họ có quá nhiều giải pháp. Phương thức của nhà quản lý người Nga thì hoàn toàn ngược lại. Nhiều khi các nhàquản lý người Nga bàn luận các vấn đề mà chưa hề có một giải pháp nào. Vì thế, các cuộc họp và các cuộc tranh cãi của các nhà quản lý người Nga thường không có giới hạn về thời gian và có xu hướng xa rời chương trình ban đầu. Ở phương Tây, vấn đề này được coi là sự không hoàn hảo. Tuy nhiên, ưu điểm của cách thức này là sự sẵn sàng chấp nhận những kết quả rất khác nhau. Khả năng điều hành trong những điều kiện thay đổi.

Thường là người nước ngoài mất thời gian để hiểu được những doanh nhân Nga khi họ nói “chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành công việc đúng thời hạn” hoặc “công việc

sẽ tiến triển”. Một điểm quan trọng là họ luôn tỏ ra là một người Nga (cũng như một nhà kinh doanh Nga) sẵn sàng điều hành kinh doanh trong những điều kiện luôn thay đổi. Theo người phương Tây, thành công là mục đích quan trọng nhất. Một môi trường văn phòng và một tinh thần đồng đội nói chung là những công cụ của họ, chứ không phải là mục đích.

Làm việc cật lực chỉ là một cách để kiếm sống. Người Nga lại hoàn toàn khác. Công việc có thể là một mục đích, nhưng nghỉ ngơi đơn giản chỉ là một cách để tăng cường sức lực cho công việc tiếp theo. Khi người phương Tây đến Nga, họ thường ngạc nhiên với suy nghĩ của người Nga trong việc làm việc theo nhóm. Kể cả những người được trả lương cao, sau khi họ đã có một mức thu nhập tương đối thì làm việc trong một môi trường thuận lợi quan trọng tương đương hoặc hơn việc có lương cao hơn.

Cũng như vậy, nhiều người tin rằng “bạn nên sống theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái, thậm chí nếu bạn không thể kiếm được nhiều tiền”. Niềm tin mạnh mẽ này có xu hướng mạnh hơn nữa để quyết định “kẻ thắng” và “người thua” trong xã hội

Nga.

(b) Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã từng bước hình thành nên những nét văn hóa doanh nghiệp đặc sắc mang màu sắc riêng của Hàn Quốc với các nội dung chủ yếu sau đây:

Quý trọng phẩm chất đạo đức: Trong khi các nước Tây Âu và Mỹ chú trọng bồi dưỡng công nghệ chuyên ngành và giáo dục tri thức nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên thì Hàn Quốc lại hết sức coi trọng giáo dục phẩm chất đạo đức. Đặc biệt là trong các doanh nghiệp thuộc ngành Ngân hàng, Thương mại, Hàng không… Giáo trình cơ bản và quan trọng nhất là giáo dục cho cán bộ, nhân viên. Phải lấy phong cách phục vụ làm mục đích chủ yếu, họ phải lễ độ và phải biết kiềm chế trong mọi trường hợp. Ngày nay, sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt, đã làm cho một số doanh nghiệp nảy sinh ra khuynh hướng quý trọng năng lực và thành tích, nên ý thức ưu tiên năng lực cũng càng ngày càng được tăng cường, song coi trọng phẩm chất đạo đức của con người trong công tác quản lý cán bộ nhân viên vẫn được các doanh nghiệp Hàn

Quốc lấy làm trọng tâm và đây là nét đặc trưng chủ yếu của văn hóa Hàn Quốc. Lấy sự trung thành với doanh nghiệp làm niềm vinh quang;

Trung thành với doanh nghiệp là niềm vinh quang đối với ở Hàn Quốc. Một trong những nét văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc là chú trọng bồi dưỡng đức tính trung thành của cán bộ, nhân viên đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ở Hàn Quốc đã biết kết hợp một cách khéo léo giữa mục tiêu của doanh nghiệp và của Nhà nước với lợi ích của từng cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Họ nhận thức được rằng những đóng góp và cống hiến của mỗi cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp không chỉ mang lại sự phồn vinh cho doanh nghiệp, mà còn mang lại sự giàu có cho đất nước và cho từng cá nhân của doanh nghiệp;

Tạo dựng một bầu không khí “gia đình” trong doanh nghiệp: Các doanh nghiệp ở Hàn Quốc đã biết vận dụng một cách khéo léo các hình thức để thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với cán bộ, nhân viên và gia đình họ trong mọi trường hợp, như quan tâm đến việc học hành của con cái họ hoặc trong gia đình nào có hiếu hỷ, doanh nghiệp đều được trợ cấp đặc biệt. Bằng mọi cách các doanh nghiệp cố gắng để cho cán bộ, nhân viên yên tâm với công việc của mình ở doanh nghiệp, bồi dưỡng cho họ có một tình cảm đối với doanh nghiệp như đối với gia đình họ. Luôn tôn trọng thân thể và thể diện cán bộ, nhân viên, không ngừng bồi dưỡng cho họ ý thức tổ chức và kỷ luật cao. Nội dung này được biểu hiện ở chỗ biết tôn trọng cấp trên, và mọi người, hết sức chú ý đến thể diện của mình và của người khác.

Theo kết quả điều tra ở các doanh nghiệp Hàn Quốc thì khi giành được thành

tích cao, có 82% số người nhận lời chúc mừng của người khác mà không cần phải đáp lại bằng vật chất, 89,4% số người vui lòng chọn lựa những doanh nghiệp có sự đối đãi tốt về nhân cách mà không chọn những doanh nghiệp trả mức lương cao. Ý thức tổ chức và kỷ luật của CBCNV trong các doanh nghiệp được biểu hiện ở chỗ, họ luôn kính trọng và phục tùng cấp trên, kính trọng người lớn tuổi.

Bước vào thế kỷ 21, sự phục tùng và kính trọng cấp trên của các doanh nghiệp Hàn Quốc so với trước đây có phần giảm sút, nhưng trong ý thức của đa số cán bộ, nhân viên thì vẫn cho rằng, phục tùng sự chỉ đạo của cấp trên là điều không thể thiếu được.

Quý trọng các quan hệ đặc biệt như họ hàng thân thích, cùng địa phương, cùng là bạn học cũ… Ở Hàn Quốc, phần lớn đều áp dụng quyền sở hữu và quyền kinh doanh của các doanh nghiệp theo chế độ cha truyền con nối, cho nên những người có quan hệ đặc biệt với chủ doanh nghiệp thường được giao những trọng trách cao. Trong các doanh nghiệp Hàn Quốc, thường tồn tại rất nhiều các nhóm nhỏ như hội đồng

hương, đồng môn.

Kết quả điều tra của Hàn Quốc cho thấy có 59,5% số người cho rằng “trước khi vào làm việc ở một doanh nghiệp nào thì cần phải tìm hiểu và biết rõ lực lượng lãnh đạo của doanh nghiệp do nhóm nào hợp thành, sau đó mới quyết định có tuyển vào

hay không”. Khi đến một ngành hay một cơ quan nào đó liên hệ công tác, trước tiên cũng phải dò hỏi xem có người nào có mối quan hệ đặc biệt với mình không để có cơ hội tranh thủ đặt quan hệ trước.

Đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và bồi dưỡng những người có tài: Để nhằm đào tạo và bồi dưỡng những người có nhiều năng lực và có trình độ, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã thực hiện những công việc sau đây:

- Thuyên chuyển nhiều công việc đối với một người: Là những cán bộ làm công tác quản lý không chỉ cố định quản lý một lĩnh vực, mà phải được thay đổi, thuyên chuyển đến các lĩnh vực có liên quan, thông qua quá trình thuyên chuyển đó, nhằm giúp cán bộ đó học tập được nhiều chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng khác nhau, nhờ đó mà họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Thông qua

thuyên chuyển nhiều loại công việc, sẽ giúp họ nắm được tri thức rộng hơn so với chỉ đơn thuần làm một việc lâu dài;

- Không quy định cụ thể chức vụ hay lĩnh vực quản lý của cán bộ quản lý tức là không dừng lại ở một vị trí mà được thuyên chuyểnđến những lĩnh vực có liên quan, để giúp họ nắm vững được kỹ thuật hoặc tri thức nhiều hơn;

- Bằng mọi cách truyền bá văn hóa doanh nghiệp cho CBCVN, thường xuyên bồi dưỡng cho họ có tình cảm “yêu doanh nghiệp như gia đình mình”, có tư tưởng “cùng hội cùng thuyền”, “nhân hòa” và có tinh thần vượt gian khổ tạo lập sự nghiệp;

- Thường xuyên tổ chức đào tạo lại nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên. Căn cứ vào công việc của từng người mà có những nội dung đào tạo khác nhau, trong

đó bao gồm kỹ năng chuyên môn, triết học kinh doanh, ngoại ngữ… Nhiều doanh nghiệp còn bỏ nhiều kinh phí để gửi những cán bộ, nhân viên có nhiều triển vọng ra nước ngoài học Đại học, làm Thạc sĩ, Tiến sĩ. Sau khi học xong, những người này trở về làm việc tại doanh nghiệp đều được giao những cương vị quan trọng

- Tổ chức quản lý theo kiểu doanh trại: Phần lớn các doanh nghiệp Hàn Quốc đều áp dụng hình thức tổ chức quản lý theo kiểu quân đội. Một mặt các doanh nghiệp thường xuyên truyền bá ý thức phục tùng cấp trên cho toàn thể cán bộ,

luôn luôn bồi dưỡng ý thức trách nhiệm cho từng người. Mặt khác các doanh nghiệp chú ý nâng cao năng lực chỉ đạo thống nhất cho cán bộ lãnh đạo. Một số doanh nghiệp còn tổ chức huấn luyện dài, dã ngoại vào ban đêm cho những nhân viên mới vào làm việc ở doanh nghiệp, nhằm mục đích rèn luyện ý chí cho họ.

Văn hóa doanh nghiệp ở Hàn Quốc là nhằm tạo ra quy tắc ứng xử cho cán bộ, nhân viên mà không phải tạo ra tác dụng chỉ đạo. Cách làm này của các doanh nghiệp Hàn Quốc không chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp mình thực hiện được phương thức kinh doanh “lấy con người làm trung tâm”, mà còn làm cho năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp đồng tập thể của doanh nghiệp trở nên phồn vinh, tăng thêm sự gắn bó của cán bộ nhân viên với doanh nghiêp, nâng cao hiệu quả sản xuất.

(c) Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật Bản đã tạo cho công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên. Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con... cũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo. Vì làm việc suốt đời cho công ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty. Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.

Theo ông A. Urata thì văn hóa truyền thống của Nhật Bản do hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới đã tạo ra những nét đặc trưng. Đó là những người lao động Nhật

Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các công ty của Nhật Bản đều có tổ chức công đoàn. Các quyết định sẽ được ra theo quyết định của tập thể và các hoạt động đặc trưng đó có tên là

Kaizen.

Có một sự khác biệt cơ bản trong tư duy của người Nhật Bản về doanh nghiệp. Tại Mỹ và phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông. Người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau. Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Chỉ số cổ tức là thước đo năng lực của nhà quản lý. Tuy nhiên, người Nhật lại quan niệm rằng doanh nghiệp tồn tại như một hoạt động mang tính đạo đức. Mọi người trong công ty phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung. Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất. Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như ở

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp áp dụng cho công ty cổ phần tư vấn truyền thông việt nam vntelecom ,jsc (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)