(a) Tinh thần yêu nuớc và rèn luyện ý chí của Mai Linh Taxi
Văn hóa Mai Linh đã được biết đến trong và ngoài nước không chỉ với tư cách là một doanh nghiệp lớn mạnh, có nhiều hoạt động xã hội nổi bật. Mai Linh đã trở thành điển hình tiêu biểu và thuyết phục cho phong trào xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp hiện đang rất sôi nổi trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Từ 350 chiếc xe của 3 xí nghiệp Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, công ty Mai Linh đã phát triển đến hàng nghìn chiếc xe, phục vụ hàng triệu khách mỗi ngày. Khi những
vất vả ban đầu đã qua, cũng là lúc Ban lãnh đạo nghĩ đến chiến lược phát triển công ty theo hướng bền vững, xây dựng một hình ảnh Mai Linh tốt đẹp và thân thiện trong mắt
khách hàng.
Ý tưởng xây dựng văn hóa doanh nghiệp được bắt đầu năm 2003, bắt nguồn từ đòi hỏi của thực tiễn và ý muốn của ban lãnh đạo công ty: phát huy lòng nhiệt tình đối với công việc, sự yêu mến công ty của các thành viên. Ban quan hệ cộng đồng của công ty được thành lập trên cơ sở đó.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, các thành viên trong ban đã cất công đi nghiên cứu, tìm hiểu việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Họ nhận thấy rằng, những công ty lớn, phát triển bền vững trên thế giới đều đã xây dựng được cho mình văn hóa doanh nghiệp. Để phát triển bền vững, Mai Linh cũng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đó là điều tất yếu. Nhưng xây dựng văn hóa Mai Linh như thế nào, theo hướng nào?
Thành viên ban lãnh đạo của Công ty Mai Linh đều đã từng là người lính, họ hiểu sự khó nhọc vất vả trên thương trường, về giá trị của nghị lực và lòng yêu nước. Phải tạo nên một văn hóa Mai Linh riêng biệt, bản sắc, trên nền tảng tinh thần yêu nước và lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Như thế mới tạo được chỗ đứng của công ty trên thương trường và phát huy được tinh thần tự giác, tự chủ của mỗi thành viên trong
công ty.
Lãnh đạo công ty Mai Linh đã nhận thấy, nhân viên chỉ phục vụ khách hàng tốt khi họ có lòng nhiệt tình, sự yêu mến công việc, và điều quan trọng nhất là yêu mến công ty, xem đó như mộtgia đình lớn mà mình là một thành viên.
Ban lãnh đạo công ty đã kết hợp với trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh soạn thảo nội dung cho các bài giảng về lịch sử dân tộc, về văn hóa Việt Nam và các quy tắc chuẩn mực về ứng xử, mời các giáo sư tiến sĩ về văn hóa học và một số Tổng Giám đốc đến giảng bài. Ông Hiếu nhớ lại: Không khí trong công ty những ngày ấy thật sôi động. Các lớp học được tổ chức ngay khi hết giờ làm việc buổi chiều nhưng không hề thấy sự mệt mỏi nào trong ánh mắt các nhân viên. Chương trình học vừa nghe lý thuyết vừa thảo luận được triển khai trong vòng một tháng cho tất cả nhân viên. Ai cũng quyết tâm cao, rất chăm chú lắng nghe và hưởng ứng.
Trong thời gian học, đã có nhiều người làm thơ, sáng tác nhạc nói lên cảm xúc của mình về khoá học. Một trong những bài hát vui tươi ra đời trong hoàn cảnh ấy đã được chọn làm bài hát truyền thống của công ty, đó là bài “Tôi yêu Mai Linh”. Một tháng học tập và sinh họat ngoại khoá, trao đổi với nhau đã tạo nên sự đoàn kết và gắn
bó trong tất cả thành viên Mai Linh, họ được truyền niềm tin, niềm tự hào vì được trở thành thành viên của Mai Linh.
Sau thành công ban đầu ấy, việc tập huấn cho tất cả nhân viên được triển khai ở khắp các chi nhánh của Mai Linh trong cả nước. Khoá học cũng đã quy định quy chế cho từng bộ phận, và thành lập hẳn một ban chuyên phụ trách huấn luyện và chất lượng. Thành công này của Mai Linh như một hiện tượng mới mẻ đã nhanh chóng lan ra khắp cả nước. Nhiều công ty đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm. Từ Mai Linh,
“tinh thần yêu nước và rèn luyện ý chí”, nền tảng của văn hóa Mai Linh đã được truyền đến nhiều doanh nghiệp trong cả nước qua những bài nói chuyện của ban lãnh đạo công ty Mai Linh.
Những bài học về lịch sử, văn hóa và quy tắc ứng xử của Mai Linh được ban lãnh đạo bổ sung và hoàn thiện hàng năm. Khi tất cả nhân viên đã thống nhất, đồng lòng về hành vi ứng xử với đồng nghiệp, với khách hàng, nội dung các bài giảng được mở rộng và cụ thể hơn. Làm thế nào để giao tiếp với khách hàng thân thiện và hiệu
quả hơn nữa? Làm thế nào để tiếp thêm ngọn lửa nhiệt tình trong mỗi thành viên chứ không phải đổ đầy kiến thức cho họ?
Ban quan hệ cộng đồng chịu trách nhiệm về việc bổ sung bài giảng, thường xuyên tìm và cung cấp tài liệu về văn hóa, về doanh nghiệp cho anh em. Hàng nghìn
cuốn sách “Làm giám đốc trong 1 phút” được trao đến tận tay từng cán bộ, tài liệu nói về một công ty của Nhật đang huấn luyện cho nhân viên của mình về nụ cười thân thiện như thế nào cũng được cung cấp cho anh em tham khảo…
Điều chủ yếu là tạo cho tất cả nhân viên một tinh thần làm chủ và có tiếng nói trong công ty. Chủ trương đó được Mai Linh triển khai thành chính sách huy động vốn của từng thành viên cho công ty vay với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Số tiền vay này được đầu tư vào mua sắm trang thiết bị, tăng số lượng xe. Như thế, mỗi thành viên đầu tư cho công ty cũng là đầu tư cho chính mình.
“Sự đồng lòng, tôn trọng khách hàng đã được truyền lại từ chính những người lãnh đạo mẫu mực” - Ông Hiếu nói về Mai Linh như đang nói về chính gia đình mình. Trong gia đình Mai Linh rộng lớn với hơn 70 công ty thành viên, gần 10.000 nhân viên ấy, nguyên tắc ứng xử từ trên xuống dưới đều thống nhất trên cơ sở tình yêu thương, xây dựng, và hiểu biết, cảm thông lẫn nhau.
Tất cả đều được làm nêntừ nền tảng đạo đức, văn hóa và lòng tự hào được làm việc và đóng góp cho tập thể công ty. Trong gia đình ấy, người lãnh đạo đóng vai trò của người cha, người mẹ. Do vậy, không thể có văn hóa doanh nghiệp, không thể có văn hóa Mai Linh nếu không có lãnh đạo là những doanh nhân văn hóa. Những doanh nhân văn hóa của công ty Mai Linh là những người “giữ lửa” để toàn thể công ty tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa Mai Linh, nét đẹp riêng mà cả công ty đã chung tay xây dựng:
“Với công ty tuyệt đối trung thành; Với khách hàng tôn trọng lễ phép; Với đồng nghiệp phải thân tình giúp đỡ;
Với công việc phải tận tuỵ sáng tạo; Với gia đình phải yêu thương trách nhiệm”
(b) “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả” của AGRIBANK
Các mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại AGRIBANK bao gồm:
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở thành nguồn sức mạnh nội lực trong kinh doanh, cũng như trở thành giải pháp quản trị điều hành, góp phần củng cố uy tín, nâng cao vị thế của AGRIBANK trong nước và quốc tế;
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở thành phẩm chất, đạo đức, nếp sinh hoạt và làm việc của cán bộ, nhân viên; toàn hệ thống quán triệt và thực hiện “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả” trở thành truyền thống của AGRIBANK nhằm củng cố niềm tin bền vững của khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của các dịch vụ sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của AGRIBANK đảm bảo các yêu cầu
- Đúng pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập với các nền văn hóa doanh nghiệp tiên tiến trong khu vực và quốc tế theo đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và AGRIBANK;
- Có tính thống nhất, tính khoa học, tính kế thừa, tính thực tiễn và tính phát triển, phù hợp với nhịp độ của AGRIBANK;
- Có các chương trình, phương án cụ thể triển khai thực hiện văn hóa doanh nghiệp xác định rõ mục đích, yêu cầu, kế hoạch, giải pháp thực hiện đảm bảo thiết thực, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả;
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo AGRIBANK đã tổng kết quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp bằng 10 chữ “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”, ở đây:
- Trung thực: Được hiểu là đúng với ý nghĩ của mình, với những gì đã có, đã xảy ra hoặc ngay thẳng, thật thà (một con người trung thực, tính tình trung thực);
- Kỷ cương: Đó lànhững phép tắc chi phối cuộc sống xã hội, tổ chức, gia đình… để gìn giữ những quan hệ giữa người và người trong khuôn khổ một lối sống sinh hoạt được coi là phù hợp với đạo đức. Thời buổi nào, kỷ cương ấy hoặc phép tắc, lệ tục tạo nên trật tự xã hội;
- Sáng tạo: Đó là làm ra cái chưa bao giờ có hoặc tìm tòi làm cho tốt hơn mà không bị gò bó, có đầu óc sáng tạo. Về mặt lý luận “sáng tạo” mới được hiểu là một nhân tố bên trong, phát triển kinh tế cũng là loại biến động về hoạt động kinh tế từ sáng tạo bên trong;
- Chất lượng: Được hiểu là giá trị về mặt lợi ích (đối với số lượng); về chất lượng sản phẩm (theo nghĩa kinh tế). Những thuộc tính của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có và có khả năng thoả mãn nhu cầu xã hội và của các cá nhân trong điều kiện xác định về sản xuất và tiêu dùng. Bản thân sản phẩm sẽ phản ảnh một cách tổng hợp trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ, là một tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và có ý nghĩa kinh tế to lớn (mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ,
nhất là thị trường quốc tế). Nghĩa hẹp của “chất lượng” là chất lượng sản phẩm, nghĩa rộng còn bao gồm cả chất lượng công việc. Chất lượng sản phẩm chỉ công dụng của sản phẩm, nghĩa là thích hợp với ý định sử dụng nhất định, làm thoả mãn đặc tính chất lượng mà nhu cầu xã hội cần có… và độ bền theo thời gian của các đặc tính đó. Chất lượng công tác là trình độ đảm bảo của các mặt công tác sản xuất, kỹ thuật và tổ chức, tạo cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn bao gồm chất lượng công tác của quyết sách kinh doanh và chất lượng công tác chấp hành hiện trường, thường đo bằng hiệu suất công tác, hiệu quả công tác, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của các bộ phận và cương vị công tác. Chất lượng sản phẩm do chất lượng công tác quyết định, chất lượng công tác là sự đảm bảo của chất lượng sản phẩm. Hai vấn đề vừa có chỗ khác nhau lại vừa có quan hệ mật thiết
với nhau.
- Hiệu quả: Được hiểu là cái đạt được ở một việc, một hoạt động. Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới. Nó có nội dung khác nhau ở lĩnh vực khác nhau như: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả và tỷ suất hiệu quả. Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi xuất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một thời gian.
(c) “Tính kỷ luật và tinh thần đồng đội” của Viettel
Vừa qua Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thành lập và đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước: Huân chương Lao động hạng Nhất. Thời gian 15 năm chưa phải là dài cho hành trình xây dựng thương hiệu và khẳng định nó trên một thị trường cao cấp và đầy thách thức như thị trường viễn thông, nhưng cũng đã đủ để Viettel ghi dấu ấn của mình. Đó chính là vị thế của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ hai trên thị trường sau VNPT, là một trong ba doanh nghiệp được xây dựng mạng đường trục quốc gia và trên thực tế là một trong hai doanh nghiệp đang kinh doanh đầy đủ các dịch vụ viễn thông.
Còn nhớ thời điểm năm 2000, sự kiện Viettel chính thức cung cấp dịch vụ VoIP (điện thoại 178) với giá cước lúc đó chỉ bằng một nửa giá cước điện thoại truyền thống của VNPT có thể coi là “phát súng mở màn” cho thời đại cạnh tranh trên thị trường viễn thông, dù mới chỉ ở cái nghĩa sơ khai và chưa đầy đủ nhất của khái niệm này.
Tuy nhiên, vượt lên trên những sự kiện, những con số là nỗ lực của Viettel trên con đường tìm tòi và khẳng định triết lý kinh doanh, và cao hơn là xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp mang tên: Văn hóa Viettel. Bản sắc đó thể hiện trước hết ở phong cách riêng của một doanh nghiệp quân đội, của những người lính làm kinh
doanh. Đó là tính kỷ luật và tinh thần đồng đội, là sự thống nhất cao về ý chí và hành
động, là khả năng vượt qua mọi khó khăn và thách thức để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, người lính làm kinh doanh không chỉ bằng ý chí và tinh thần. Nội dung cốt lõi
của Văn hóa Viettel đó là tính sáng tạo, một yêu cầu không thể thiếu của kinh doanh
nói chung, càng không thể thiếu đối với lĩnh vực kinh doanh công nghệ cao. Triết lý sáng tạo được thể hiện rõ nét trong khẩu hiệu kinh doanh (slogan) được ghi ngay dưới logo của Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn” (Say it your way). Để có được câu khẩu hiệu này, Viettel cùng đối tác về tiếp thị, quảng bá thương hiệu phải qua một quá trình tìm tòi khá công phu với yêu cầu về một câu khẩu hiệu nêu được đặc trưng của viễn
thông, không quá trừu tượng cũng không quá trực quan, cụ thể. “Hãy nói theo cách
của bạn” đã đáp ứng được yêu cầu đó. Đó là tuyên ngôn của Viettel với khách hàng: tôn trọng và đề cao khách hàng, hay đúng hơn là tôn trọng cá tính và sở thích của khách hàng. Đồng thời, đó cũng lời Viettel tự nói với chính bản thân mình, từ lãnh đạo đến từng cán bộ nhân viên bình thừơng: hãy sáng tạo.
(d) “Lắng nghe và hợp tác” của Mobifone
VMS-Mobifone là một trong những doanh nghiệp đầu tiên xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa Mobifone. Là một trong những doanh nghiệp tiên phong xây dựng văn hóa doanh nghiệp tất nhiên phải trải nghiệm nhiều khó khăn thử thách, nhưng VMS-Mobifone đã xây dựng cho mình được phong cách, một mô hình riêng và xem đó là “vũ khí” hạng nặng để cạnh tranh.
Ông Nguyễn Thanh Tuyền, Trưởng phòng Kinh doanh, Trung tâm Thông tin Di
động khu vực 3 cho biết “Văn hóa VMS-Mobifone có thể nói đã gói gọn trong một số tiêu chí hoạt động của chúng tôi là: dịch vụ chất lượng cao; lịch sự và vui vẻ; lắng
nghe và hợp tác; nhanh chóng và chính xác; tận tụy và sáng tạo”. Trên cơ sở sở đó
VMS-Mobifone đã xây dựng được 8 cam kết của cán bộ công nhân viên chức