doanh nghiệp Việt Nam
2.3.3 Những vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt
Có thể thấy rằng mặc dù kinh tế Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường được hơn 20 năm, tuy nhiên chỉ bước sang đầu thế kỷ 21 thì sự phát triển của các doanh nghiệp mới thực sự đạt được hiệu quả và tốc độ cao, và cũng kể từ lúc này vấn đề văn hóa doanh nghiệp mới được bắt đầu hình thành trong các suy nghĩ của những nhà quản lý. Bởi vì, như đã đề cập đến trong Chương 1, văn hóa doanh nghiệp mang yếu tố lịch sử và được hình thành sau một thời gian khá dài, do vậy những nghiên cứu về việc hình thành văn hóa doanh nghiệp của các nhà quản lý cũng còn nhiều hạn chế, do đó dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh cần phải khắc phục trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Có thể kể ra đây một số vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt:
- Chưa chú trọng quan niệm lấy con người làm gốc;
- Trình độ nhân lực còn thấp kể cả người lao động cũng như cán bộ quản lý;
- Các doanh nghiệp chưa tạo được giá trị và niềm tin đối với người lao động cũng như khách hàng;
- Chưa có ý thức xây dựng thị trường linh động sát với thực tiễn (về giá thành, chất lượng đặc biệt là dịch vụ sau bán hàng);
- Trong quá trình phát triển chưa chú trọng và quan tâm đến an sinh xã hội. Ở nước ta hiện nay các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề mà biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm môi trường
và lãng phí tài nguyên;
- Chưa đề cao công tác xây dựng thương hiệu, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp. Chúng ta đang nhấn mạnh việc tạo dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp; đó là vì thương hiệu là một bộ phận không thể thiếu của văn hóa doanh nghiệp, thể hiện uy tín, vị thế của sản phẩm, của doanh nghiệp, là tài sản được xây dựng, tích tụ một cách có ý thức trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Thương hiệu là niềm tự hào của doanh nghiệp, tạo ra niềm tin của
người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng; trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu càng có ý nghĩa cấp bách;
- Khả năng tiếp nhận các nguồn thông tin và khả năng tiếp xúc quốc tế chưa thực sự nhiều;
- Đôi khi chưa tuân thủ đúng pháp luật của cả Việt Nam và quốc tế như chưa tuân thủ hợp đồng lao động, trả lương, bảo hiểm xã hội, thuế cũng như giải quyết các nhu cầu về đời sống của người lao động. Theo nghiên cứu của ông Raymond Mallon, chuyên gia tư vấn của Dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam” ước tính, chi phí trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tuân thủ các quy định liên quan tới thuế, lao động và môi trường vào khoảng 3% GDP, tương đương 1,2 tỷ USD/năm. Ông Raymond Mallon đã gọi các khoản chi phí này là “tổn thất” và so sánh mức tổn thất này tương đương với lượng vốn ODA đổ vào Việt Nam hàng năm và ngang bằng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây. Dù sao đây có lẽ chưa phải là mức tổn thất cuối cùng, bởi như một quan chức của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, “Doanh nghiệp Việt Nam thực tế phải mất rất nhiều chi phí ngoài luồng khó kiểm soát hơn, và nếu cộng thêm một thực tế là, các nước nghèo luôn có chi phí cao hơn các nước phát triển thì mức chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực thi các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp sẽ lớn hơn rất nhiều con số dự đoán trên. Khi đó, cả Nhà nước và doanh nghiệp đều phải gánh chịu thiệt thòi. Về phía Nhà nước, nếu ít doanh nghiệp mới được thành lập, Nhà nước sẽ không tăng được nguồn thu từ thuế, đồng thời, phải gánh chịu trách nhiệm giải quyết lao động, việc làm và các vấn đề xã hội liên quan. Về phía những người có ý định thành lập doanh nghiệp, họ sẽ mất đi cơ hội được thực hiện điều mình muốn, hoặc mất cơ hội mở rộng kinh doanh”, bà Phạm Chi Lan đã nói. Như vậy, một khía cạnh khác của văn hóa kinh doanh là phát huy sự sáng tạo của con người đã bị vi phạm;
- Tính minh bạch về thông tin tài chính ở nhiều doanh nghiệp Việt nam và các công ty kiểm toấn, kế toán vẫn còn ở mức độ chưa cao;
- Vẫn tồn tại nhiều tệ xấu như: công ty “ma”, sử dụng hoá đơn, làm hàng giả, trốn lậu thuế, ép giá, gian lận giá, đưa sản phẩm khuyết tật đến tay người tiêu
dùng;
- Chưa thúc đẩy việc hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp, trong khi cá công ty trong nước lại cạnh tranh nhau quá khốc liệt kể cả bằng tiểu xảo và giành giật nhân viên của nhau tạo cảm giác bất an cho người lao động;
- Chưa thực sự thực hiện đúng và áp dụng Luật Sở hữu Trí tuệ;
- Chưa tuyên truyền sâu rộng về văn hóa doanh nghiệp và tác động của nó đến hiểu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và cảu nền kinh tế nói chung.