doanh nghiệp Việt Nam
2.4.1 Quá trình phát triển công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạ
VnTelecom
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập Công ty đã có định hướng để tạo lập một môi trường văn hóa. Con người Vntelecom có tuổi đời trẻ trung, thông minh cần cù trong lao động, năng nổ nhiệt tình trong côgn việc và cũng hết mình trong các hoạt động tinh thần. Họ luôn được nghe và mỗi cá nhân đều tâm niệm: mình thành công có
nghĩa là khách hàng thành công, công ty phát triển. Một tuần nhân viên của công ty có một nửa ngày thứ bảy để cùng nhau thư giãn. Họ gặp gỡ, nói chuyện, vui chơi giải trí sau một tuần làm việc. Công việc rất nhiều và thuộc nhiều mảng khác nhau tuy nhiên
không phải tất cả các công việc đều đạt kết quả tốt. Năm 2005 - 2006, Ban lãnh đạo cũ của Công ty đã có nhiều phương pháp nhằm cải thiện môi trường làm việc, nâng cao chất lượng con người bằng việc tuyển vào rất nhiều người có bằng cấp về chuyên môn
cao đã trưởng thành và được tôi luyện ở nhiều công ty có tên tuổi với một mức lương khá cao. Giữa năm 2006, Công ty gặp phải rất nhiều khó khăn về tài chính do các khoản nợ khó đòi. Khách hàng ngày càng nhiều yêu cầu về đảm bảo nguồn tài chính lưu thông cũng như đáp ứng chất lượng dịch vụ cung cấp đặt ra một bài toán khó cho Ban Lãnh đạo. Ngay chính trong Ban lãnh đạo cũng có những quan điểm không thống nhất về giải pháp để đưa công ty ra khỏi tình trạng này. Không phải tất cả các nhân viên đều hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của Công ty lúc này bởi vì họ không được nhận lương đúng kỳ hạn và bởi vì sự lơ là trong cách quản lý và khai thác nguồn nhân lực con người. Rất nhiều nhân viên đã ra đi và đầu quân cho những công ty làm về truyền thông khác. Lúc này công ty có nguy cơ đứng trước bờ vực phá sản.
Một nhân viên làm tại phòng chăm sóc khách hàng cho biết: Khi anh ta nộp đơn thi tuyển vào Công ty được đích thân Giám đốc tuyển chọn đồng thời Công ty cũng có một số thành công và gây tiếng vang trong giới truyền thông thông qua tổ chức các sự kiện và chương trình truyền hình nên anh ta rất tin tưởng vào tương lai của mình cũng như sự phát triển của Công ty. Giám đốc là một người có văn hóa, lời nói và hành động của Giám đốc luôn gây được thiện cảm cho mọi người: khách hàng, đối tác, bạn hàng, thậm chí cả đối thủ cạnh tranh.
Những nhân viên mới được làm việc trong một môi trường trẻ trung, năng động và có văn hóa như vậy là rất may mắn. Anh ta tự nhận thấy rằng mình đã trưởng thành nhanh, tự tin hơn và mong muốn gắn bó lâu dài với sự nghiệp của Công ty. Tuy nhiên rất tiếc, môi trường văn hóa văn hóa quý báu đó lại hình thành một cách tự phát và mất đi dễ dàng khi Công ty rơi vào tình trạng khó khăn. Thêm vào đó việc thay đổi Giám đốc lại là một rào cản mới đối với doanh nghiệp. Ban Lãnh đạo giao quyền cho Giám đốc mới là Uỷ viên hội đồng quản trị, người này không có năng lực quản lý nhưng lại có xu hướng can thiệp quá sâu vào việc của các nhân viên dưới quyền. Bên cạnh đó một vài nhân viên khác cùng bằng cấp và năng lực làm việc của họ hơn hẳn bắt đầu tụ tập và bàn tán gây mất tinh thần đoàn kết, thống nhất trong Công ty. Thực chất là việc
hành xử và giải quyết các mối quan hệ trong các quyết định kinh doanh và quản lý của Công ty không phải bắt nguồn từ đầu tư hay quan hệ.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Công ty lại rơi vào tình trạng như vậy? Nếu chỉ đơn thuần là vấn đề tài chính thì Hội đồng quản trị có thể góp thêm vốn để sớm đưa Công ty trở lại hoạt động bình thường! Nếu là vấn đề về nhân lực thì có thể tuyển thêm nhiều nhân viên giỏi! Nếu là vấn đề công nghệ thì hiện trang Công ty đã được đầu tư công nghệ hiện đại! Nếu là người lãnh đạo (quản lý) thì sao? Thực tế chỉ ra rằng văn hóa giao quyền luôn cho phép mọi người bộc lộ những ý kiến trái ngược nhau. Khi quyền lực tập trung vào một người, một nhóm người thân thuộc hay để người khác can thiệp vào sẽ làm thui chột mọi ý tưởng hay, kế hoạch kinh doanh táo bạo. Tình trạng nhân viên thiếu tự tin cũng phát sinh do điều này. Nhất cử nhất động đều phải xin ý kiến lãnh đạo, khiến nhân viên bị tiêu diệt tính chủ động, sự sáng tạo và không dám chia sẻ gánh vác trách nhiệm cùng Công ty. Và cái kết cục tất yếu là nhân viên phải đi tìm một môi trường mà nơi đó họ được tôn trọng, được sử dụng đúng theo khả năng và công bằng trong hưởng thụ.
Qua tìm hiểu có rất nhiều vấn đề còn tồn tại ở VnTelecom trong giai đoạn phát triển vừa qua. Cụ thể là:
- Các nhân viên thấy chưa được đánh giá cao và tôn trọng, họ chỉ được xem là một công cụ, một nguồn lực để doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của
mình;
- Họ cảm thấy phải làm việc trong một môitrường văn hóa đang bị suy yếu;
- Nhân viên không biết được tiền đồ của doanh nghiệp nên dù làm ở bất cứ vị trí nào cũng khó có thể làm việc với sự tích cực và sáng tạo. Thay vào đó là những nghi ngờ và toan tính cá nhân ích kỷ.Họ cần và rất cần phải biết: Doanh nghiệp phải hướng đến mục tiêu nào? Khách hàng là ai? Làm thế nào để đi đến được mục tiêu đó? Từng người sẽ đóng vài trò như thế nào trong việc thực hiện các mục tiêu đó một cách phù hợp và hiệu quả? Làm thế nào để biết doanh nghiệp đã đạt được các mục tiêu hay chưa?
- Các nhân viên có cách tiếp cận vấn đề và giải quyết các công việc không giống nhau. Mỗi nhân viên hiểu, suy nghi và diễn giải các nguyên tắc, quy định của tổ chức theo cách riêng của họ. Khi được hỏi tại sao lại làm như vậy họ chỉ đơn
giản trả lời vì được làm và làm được điều đó. Vấn đề ở đây là cá nhân viên thiếu sự hướng dẫn và kiểm soát từ các nhà quản lý cấp cao hơn;
- Thiếusự tin tưởng lẫn nhau giữa các nhà quản lý và các nhân viên;
- Không có sự công bằng trong việc khen thưởng hoặc phân chia quyền lợi. Nhân
viên phải làm theo những kế hoạch bất ngờ và thiếu tính nhất quán. Họ đột nhiên được thông báo phải làm theo những kế hoạch nào đó mà không hề được giải thích, thậm chí có kế hoạch còn hoàn toàn trái ngược với những gì mà họ đã được thông báo cách đó không lâu. Khi bị đối xử như vậy, các nhân viên sẽ không thể làm việc chủ động, sáng tạo, mà cứ phó mặc cho mọi chuyện muốn
ra sao thì ra;
- VnTelecom chưa chú trọng việc xây dựng thương hiệu; nhân viên cảm thấy hình ảnh của doanh nghiệp chưa được quảng bá đầy đủ và chính xác;
- Sự thay đổi trong đội ngũ quản lý đã làm xáo trộn các hoạt động của công ty cũng như thay đổi phong cách làm việc của nhân viên.