doanh nghiệp Việt Nam
2.3.1 Hiện trạng công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay nguy cơ đồng hoá về văn hóa không hề nhỏ. Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hóa, mỗi người, mỗi dân tộc đều cần phải giữ gìn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc “hoà nhập” chứ
không “hoà tan”.
Bất kỳ tổ chức nào cũng phải có văn hóa mới trường tồnđược, vì vậy xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm tới. Nhiều người khi đánh giá về doanh nghiệp vẫn chú trọng đến thị trường, tổ chức, nhân sự, cơ
cấu. Tuy nhiên, người nhận thức sâu sắc về giá trị của doanh nghiệp phải đánh giá được về cái gọi là: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp giống như khi ta thể hiện thái độ tại sao phải sống, sống làm gì, sống như thế nào? Khi mỗi doanh nghiệp xây dựng được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn làm việc quên mình và luôn cảm thấy nhớ, thấy thiếu khi xa nơi làm việc. Tạo cho người làm việc tâm lý khi đi đâu cũng cảm thấy tự hào mình là thành viên của doanh nghiệp
chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa trong mỗi doanh nghiệp làm sao để người lao động thấy được môi trường làm việc của doanh nghiệp cũng chính là môi trường sống của họ là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam rất nên quan tâm.
Trong khi các doanh nghiệp đang dồn bao tâm sức vào cuộc cạnh tranh quyết liệt cho từng ngành hàng, mặt hàng trên thị trường thì ta lại bàn vấn đề văn hóa doanh nghiệp? Sự cần thiết phải bàn vấn đề này vì vấn đề văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại chính là bàn vào vấn đề cơ bản quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế cũng như của từng doanh nghiệp.
Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay sau 20 năm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã tăng từ vài chục nghìn lên 240.000 doanh nghiệp, một bộ phận lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành, trụ vững và phát triển mạnh mẽ. Nguyên nhân sâu xa của sự phát triển này lại chính là các doanh nghiệp trên đã và đang coi trọng xây dựng văn hóa của doanh nghiệp. Xin đơn cử một vài doanh nghiệp:
CTY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG: Năm 1989 phải ngừng sản xuất 6 tháng nhưng tập thể cán bộ công nhân viên ở đây đã bắt tay vào bồi dưỡng chính trị, kiến thức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, bồi dưỡng nâng cao tay nghề để làm chủ công nghệ mới, giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác giữa từng dây chuyền, từng phân xưởng, coi trọng xây dựng thiết chế văn hóa và đời sống văn hóa công ty
nên Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã đẩy mạnh sản xuất, sáng tạo ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh giành lại được phần lớn thị phần ở thị trường phía bắc, một
phần thị phần phía nam. Công ty đã được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng
trong sự nghiệp đổi mới.
CTY RƯỢU VANG THĂNG LONG: Cũng đi lên và trở thành đơn vị Anh hùng từ việc xây dựng các phẩm chất văn hóa tất đẹp cho mọi thành viên công ty: Lòng yêu xí nghiệp, yêu nghề, tinh thần lao động sáng tạo, đoàn kết, hợp tác… Chính với những phẩm chất tốt đẹp này mà cán bộ, công nhân viên công ty đã liên tục sáng tạo ra nhiều loại rượu vang, nước giải khát hoàn toàn dùng nguyên liệu trong nước có chất lượng, giá thành rất phù hợp với đại đa số nhân dân có mức sống trung bình.
CTY TAXI MAI LINH: Đã chủ động xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình, liên tục mở các lớp đào tạo những kiến thức, phẩm chất văn hóa của công ty mình cho mọi thế hệ thành viên công ty… và chính điều này là nhân tố quyết định sự phát triển liên tục bền vững của Công ty.
Bên cạnh những tấm gương rất đẹp rất hay này vẫn còn không ít công ty, không ít chủ doanh nghiệp đã làm ăn theo những cung cách không lành mạnh, lúc đầu có thể đạt được sự tăng trưởng nhất định nhưng đó là sự tăng trưởng không bền vững… và điều rất đáng quan tâm là hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của rất nhiều doanh nghiệp còn quá thấp, mà nguyên nhân sâu xa là hàm lượng văn hóa trong các doanh nghiệp này còn rất khiêm tốn.
Từ ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức ra nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước vào sân chơi thương mại toàn cầu. Thời cơ lớn có nhiều, nhưng thách thức lớn cũng không thể xem thường. Thách thức lớn nhất là nguy cơ tụt hậu, là hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh thấp. Sự tụt hậu về
trình độ văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp của người lao động… dẫn đến sự yếu kém của sản phẩm, yếu kém của sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng hoá. Để đẩy lùi nguy cơ tụt hậu có doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc mua sắm thay đổi công nghệ mà không quan tâm gì đến bồi dưỡng các phẩm chất văn hóa cho các thành viên nên cán bộ vẫn quản lý tồi, công nhân không phát huy được công suất của công nghệ mới… thậm chí có nơi máy nhập về vài năm nay vẫn “đắp chiếu” không vận hành được. Đáng chú ý là hàm lượng văn hóa thấp trong quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và công nhân, giữa công nhân với công nhân giữa doanh nghiệp với khách hàng và xã hội.
Hiện nay còn không ít cấp lãnh đạo, không ít doanh nghiệp và doanh nhân chưa nhận thức được vai trò động lực của văn hóa trong phát triển kinh tế thậm chí còn coi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân là vấn đề viển vông, nằm ngoài quá trình sản xuất, kinh doanh. Chúng ta bàn về văn hóa doanh nghiệp để chúng ta kiến nghị với lãnh đạo đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường pháp lý kinh doanh lành mạnh, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phải coi trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp.