Những nội dung đã thực hiện được

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp áp dụng cho công ty cổ phần tư vấn truyền thông việt nam vntelecom ,jsc (Trang 60 - 61)

doanh nghiệp Việt Nam

2.3.2 Những nội dung đã thực hiện được

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với hiệu quả

kinh doanh, trong một vài năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã rất chú trọng đến việc xây dựng và phát triển văn hóa cho doanh nghiệp mình. Một số doanh nghiệp đã chủ động thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài để xây dựng văn hóa riêng cho công ty

mình. Thực tế rất nhiều doanh nghiệp bằng nội lực của mình đã xây dựng thành công mô hình văn hóa doanh nghiệp và đang là hình mẫu của nhiều công ty trong nước.

Các công ty phần nào đã phối hợp văn hóa doanh nghiệp tiên tiến hài hòa với bản sắc dân tộc, với văn hóa từng vùng miền khác nhau nhằm tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của nhân viên, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay các doanh nghiệp đã được tiếp thu kinh nghiệm quản lý từ các nước đang phát triển. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nêu cao tinh thần trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ ở sản lượng của của cải mà còn phải thỏa mãn nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như xoá đói giảm nghèo, cứu trợ đồng bào gặp thiên tai, tham gia các hoạt động từ thiện…

Khác với doanh nhân các nước kinh tế phát triển, doanh nhân nước ta ngày nay cũng có nhiều tâm tư của một dân tộc kiên cường, thông minh mà vẫn phải chịu cảnh lạc hậu, kém phát triển. Mỗi doanh nghiệp phát triển không chỉ vì bản thân doanh nhân, mà còn vì sự phát triển của quê hương, của mỗi huyện, tỉnh; động cơ đó thúc đẩy mỗi doanh nhân vươn lên là một tấm gương văn hóa. Thái độ ứng xử giữa chủ doanh nghiệp với người lao động đã được cải thiện đáng kể đặc biệt là trong việc phát triển nhân lực đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động kỹ thuật và nhân lực cấp cao, coi nhân

lực là vốn quý nhất của doanh nghiệp để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam đã coi khách hàng là trung tâm, căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và dịch vụ chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp áp dụng cho công ty cổ phần tư vấn truyền thông việt nam vntelecom ,jsc (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)