6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Hoàn thiện việc tổ chức và quản lý quá trình đào tạo
a. Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Công tác đào tạo có hiệu quả hay không bên cạnh việc xác định đúng nhu cầu, đối tƣợng, mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp đào tạo thì việc lựa chọn đội ngũ giáo viên, hƣớng dẫn là hết sức quan trọng. Nhất là đối với thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty cũng nhƣ hiệu quả qua mang lại từ phƣơng pháp đào tạo mà Công ty đang áp dụng: Phƣơng pháp đào tạo trong công việc. Ngƣời giáo viên, hƣớng dẫn là những cán bộ lãnh đạo, ngƣời trực tiếp quản lý hoặc những ngƣời đã đƣợc đào tạo bài bản có kinh nghiệm thực tiễn, bởi vì chính họ hiểu hơn ai hết những vƣớng mắc phát sinh trong công việc hàng ngày trong quá trình triển khai công việc.
Vì vậy, Công ty cần quan tâm đến đội ngũ NLĐ đƣợc đào tạo, có thâm niên, nhiều kinh nghiệm tuyển chọn và cử đi đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng về sƣ phạm,... phục vụ cho mục tiêu đào tạo theo phƣơng pháp đào tạo trong công việc đƣợc xem là hiệu quả nhất hiện nay của Công ty, bởi vì chính họ là những ngƣời am hiểu nhất công việc hiện tại và những kinh nghiệm có thể truyền đạt, hƣớng dẫn nhanh nhất.
Huấn luyện trình độ sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên giảng dạy là hết sức quan trọng. Công ty nên có kế hoạch cụ thể chi tiết về việc huấn luyện
trình độ sƣ phạm cho giáo viên giảng dạy để khắc phục hạn chế về việc truyền đạt kinh nghiệm, hoặc kiến thức kĩ năng cho ngƣời đƣợc đào tạo. Công ty cần yêu cầu giáo viên giảng dạy hiểu rõ về nhiệm vụ và mục đích giảng dạy của mình qua: các bảng phân tích công việc, yêu cầu đối với ngƣời thực hiện công việc và trình độ chuyên môn của ngƣời đƣợc đào tạo.
Với từng hình thức đào tạo thì công ty có cách lựa chọn giáo viên phù hợp để có thể truyền tải tốt nhất các nội dung cần đào tạo tới học viên. Đối với hính thức đào tạo trong công việc chủ yếu sử dụng các giáo viên là các lao động có trình độ và kỹ năng ngay trong công ty. Những ngƣời làm giáo viên hƣớng dẫn, kèm cặp cũng phải có các tiêu chuẩn nhất định nhƣ: thâm niên công tác, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng làm việc thực tế tốt. Khi đã lựa chọn đƣợc những ngƣời có đủ tiêu chuẩn để giảng dạy, hƣớng dẫn thì ngƣời này sẽ đƣợc cung cấp tài liệu liên quan đến chƣơng trình đào tạo, nôi dung đào tạo công việc lựa chọn công ty kết hợp giữa cán bộ phụ trách đào tạo, các phòng ban.
Ngoài ra, công ty cũng có thể thuê đội ngũ giáo viên giảng dạy từ bên ngoài (thông qua các cơ sở đào tạo, các sở, ban ngành). Đội ngũ giáo viên giảng dạy từ bên ngoài do có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nên việc truyền tải những thông tin, kiến thức, kĩ năng làm việc sẽ hiệu quả hơn. Điều này vừa khắc phục đƣợc hạn chế về khả năng truyền đạt kiến thức của đội ngũ giáo viên giảng dạy tại công ty lại vừa mang lại chất lƣợng cao hơn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty.
b. Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo
Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của đào tạo, việc tiết kiệm thời gian hay chi phí đào tạo. Cơ sở vật chất tốt tạo điều kiện cho NLĐ học tập tốt hơn cả về lý thuyết và thực hành, nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Không những thế, với cơ sở vật chất tốt, còn có thể học tập với những lớp có số lƣợng đông hơn hoặc bố trí thời gian hợp lý hơn. Cơ sở vật chất của Công ty còn thiếu thốn. Vì vậy, công ty có thể xem xét trang bị hoặc ký hợp đồng thuê với các cơ sở đào tạo (tính toán sao cho có lợi về kinh tế) về hệ thống máy chủ, máy tính nối mạng và đƣờng truyền rất mạnh, đủ để kết nối với tất cả các cơ sở trong khu vực để phục vụ cho công tác đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo từ xã, nhƣ: phòng truyền hình trực tuyến (video conferences), phòng học đa phƣơng tiện, phòng nghe nhìn…sẽ là các phƣơng tiện chính hỗ trợ công tác đào tạo và đào tạo từ xa.
c. Thời gian và địa điểm đào tạo
Qua khảo sát, kết quả từ đồ thị 3.4 cho thấy có 6% lao động muốn đƣợc đào tạo theo hình thức học chính quy, 8% học tại chức và 86% còn lại muốn đƣợc đào tạo thông qua các lớp tập huấn, hội thảo và tham quan các đơn vị bạn.
Biểu đồ 3.4. Hình thức đào tạo
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
- Công ty nên xem xét để mở các lớp đào tạo hoặc gửi các cơ sở đào tạo vào thời điểm nào để có thể huy động đƣợc số học viên cần đào tạo theo
kế hoạch, thời điểm có mức độ bận việc ít nhất.
- Thời điểm nào có thể mời hoặc huy động đƣợc giảng viên. Hoặc kết hợp cả 2 loại thời gian trên xác định đƣợc thời gian để mở lớp đào tạo.
- Thời gian đào tạo dƣới 1 tuần: Áp dụng cho đối tƣợng lao động trực tiếp mới tuyển dụng, không đòi hỏi trình độ cao, có thể làm quen và thực hiện công việc đƣợc ngay. Nên tổ chức đào tạo tại chỗ hoặc kết hợp các hình thức đào tạo kèm cặp, bồi dƣỡng.
- Thời gian đào tạo trên 1 tuần: Là NLĐ ở bộ phận gián tiếp, cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dƣỡng kỹ năng, kiến thức mới. Nên kết hợp với các cơ sở đào tạo, các sở, ngành.
- Thời gian đào tạo 3 tháng: Áp dụng đào tạo cho NLĐ mới về chuyên môn, kỹ thuật về ngành, cần phải đào tạo khi cải tạo, thay thế hoặc vận hành ứng dụng công nghệ mới. Nên kết hợp cả đào tạo tại chỗ vừa học lý thuyết vừa thực hành.
- Thời gian đào tạo từ trên 3 tháng: Cử đi học các lớp không tập trung (tại chức), sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nên kết hợp với các cơ sở đào tạo.