Thảo luận và sử dụng kết quả đánh giá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 40 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.7. Thảo luận và sử dụng kết quả đánh giá

Lợi ích của việc đánh giá không chỉ dừng lại ở việc tăng lƣơng, khen thƣởng mà đánh giá còn là cơ sở giúp lãnh đạo thiết kế nhu cầu, kế hoạch đào tạo và đề bạt nhân viên. Kết quả đánh giá giúp lãnh đạo xác định mục tiêu mới cho nhân viên và phân công công việc hợp lý hơn. Ngƣời lãnh đạo cần lƣu ý, mục tiêu công việc mới phải đi đôi với điều kiện làm việc phù hợp nhƣ vậy mới có thể giúp nhân viên duy trì đƣợc hiệu quả, thành tích công việc.

a. Phản hồi kết quả đánh giá

* Phản hồi thông tin bằng văn bản

Khi hội đồng đánh giá thành tích công tác của nhân viên đã đánh giá xong và phân tích xong thì phải phản hồi các thông tin nhận đƣợc từ đánh giá, cho ngƣời đƣợc đánh giá biết bằng văn bản. Trong văn bản đƣợc trình bày đầy đủ họ, tên của nhân viên đƣợc đánh giá, hay tập thể đƣợc đánh giá và các thông tin cần thiết, để ngƣời đánh giá hiểu mình nhƣ thế nào, ở mức độ nào, tốt hay dở, hay trung bình những vấn đề đó là do cái gì tác động?

Phƣơng pháp phản hồi thông tin bằng văn bản có ƣu nhƣợc điểm sau: Ƣu điểm: Tốn ít thời gian của ngƣời đƣợc đánh giá khi họ tìm hiểu kết quả đánh giá của cấp trên đánh giá mình. Đỡ gây trở ngại hay gián đoạn trong công việc vì bằng văn bản nên họ tìm hiểu ngoài giờ làm việc nó thỏa mái hơn. Đỡ gây xốc và tranh cãi trƣớc Hội đồng.

Nhƣợc điểm:

- Ngƣời đƣợc đánh giá không đƣợc trực tiếp gặp gỡ ngƣời đánh giá nhân viên trình bày những thắc mắc, cụ thể hơn. Khi ngƣời chuyển giao văn bản không tận tay ngƣời đƣợc đánh giá thì sẽ gây ra tình trạng thất lạc. Ngƣời đánh giá cần phải ghi chép và in ấn nhiều lần.

* Phản hồi thông tin trực tiếp

Với phƣơng pháp này thì hội đồng đánh giá nhân viên phải tổ chức một cuộc họp để báo cáo kết quả đánh giá thành tích nhân viên vừa qua cho toàn doanh nghiệp, tổ chức biết. Từ đó sẽ chỉ ra những các nhân hay tập thể có thành tích tốt và tuyên dƣơng họ phát huy khả năng. Bên cạnh đó cũng chỉ ra những đối tƣợng chƣa hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và hai bên cùng tìm hiểu nguyên nhân từ đâu dẫn đến nhƣ vậy? Để tìm ra giải pháp khắc phục có hiệu quả nhất.

Phƣơng pháp phản hồi thông tin trực tiếp có ƣu và nhƣợc điểm sau: Ƣu điểm: Hai bên đều gặp gỡ đƣợc nhau trực tiếp và trao đổi cụ thể về công việc đánh giá và kết quả. Ít tốn kém thời gian, mọi vấn đề đƣợc trả lời trực tiếp.

Nhƣợc điểm: Mất thời gian để tổ chức cuộc họp do đó dễ làm gián đoạn công việc. Phải tốn kém chi chi phí cuộc họp. Đối với đơn vị có hai đối tƣợng lao động là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thì tốn kém cho nhiều cuộc họp trực tiếp.

b. Sử dụng kết quả đánh giá

Thông qua kết quả đánh giá, nhà quản trị nắm đƣợc bao nhiêu nhân viên hoàn thành công việc, bao nhiêu chƣa đáp ứng cần đƣợc xem xét, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, sắp xếp, bố trí đội ngũ nhân viên hợp lý, hiệu quả hơn.

Đồng thời, qua kết quả đánh giá thành tích tổ chức có cơ sở đề nghị nâng lƣơng, bậc lƣơng, đề nghị khen thƣởng đối với những nhân viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, bổ sung đề bạt vào những chức danh lãnh đạo cần thiết, hoặc quy hoạch đội ngũ lãnh đạo kế cận.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 40 - 42)