Đối tƣợng thực hiện đánh giá thành tích nhân viên tại Trƣờng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 61 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Đối tƣợng thực hiện đánh giá thành tích nhân viên tại Trƣờng

Hiện nay, ở Nhà trƣờng việc đánh giá đƣợc thực hiện bởi hình thức là: Tự bản thân nhân viên đánh giá và cấp trên trực tiếp đánh giá phân tích công việc của cấp dƣới, đánh giá theo hình thức phân loại A, B, C, D vào hàng tháng và cuối năm. Cụ thể:

- Nhân viên tự đánh giá: Nhân viên sẽ nhận đƣợc bản đánh giá thi đua hàng tháng và tự đánh giá bản thân. Nhân viên là ngƣời hiểu rõ mức độ hoàn thành công việc của mình trong khoảng thời gian đánh giá.

- Cấp trên trực tiếp đánh giá cấp dƣới: Cấp quản trị trực tiếp biết rõ việc hoàn thành công việc của cấp dƣới, có trách nhiệm quản trị đơn vị mình nên cần trực tiếp đánh giá nhân viên và tránh hiện tƣợng nhân viên che giấu lỗi lầm của bản thân.

+ Đối với giảng viên và phó khoa thì do trƣởng khoa/bộ môn đánh giá. + Đối với chuyên viên và nhân viên ở các phòng ban thì do các trƣởng phòng đánh giá.

- Hội đồng đánh giá, xếp loại cán bộ dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại của các đơn vị và báo cáo của các phòng, khoa, trung tâm về thông tin cung cấp cho Hội đồng xếp loại theo phân công của Ban Giám hiệu để đánh giá, xếp loại cán bộ trong toàn trƣờng.

Nhà trƣờng áp dụng phƣơng pháp cấp trên đánh giá cấp dƣới vì nó có ƣu điểm là cấp trên trực tiếp nắm rõ công việc cụ thể và biết rất rõ tiến độ hoàn thành công việc nên sẽ đánh giá đúng năng lực của mỗi cá nhân trong tổ chức mình. Tuy nhiên việc sử dụng đối tƣợng cấp trên trực tiếp đánh giá cũng có nhƣợc điểm là cấp trên trực tiếp đánh giá có thể quá nhấn mạnh các khía cạnh thực hiện công việc của nhân viên bỏ qua các khía cạnh khác nhƣ hành vi, đặc điểm, các mối quan hệ… Mọi đánh giá đều giao cho những ngƣời đứng đầu ở các bộ phận nhƣng hiện nay cán bộ lãnh đạo này lại chƣa hỗ trợ các kỹ năng cũng nhƣ hƣớng dẫn về hệ thống đánh giá một cách khoa học.

Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng nên kết hợp các đối tƣợng đánh giá khác nhau. Nhƣ vậy, mới đảm bảo tính khách quan, nguồn thông tin cung cấp theo hƣớng đa chiều và phản ánh dƣợc toàn diện chất lƣợng trong quá trình đánh giá thành tíc nhân viên. Tuy nhiên, đa số vẫn ủng hộ đối tƣợng đánh giá là cấp trên.

Bảng 2.10. Kết quả điều tra về đối tượng đánh giá thành tích

Đối tƣợng đánh giá Mode Mean

Cấp trên 5 4,85

Cấp dƣới 3 3,23

Đồng nghiệp 2 2,29

Tự bản thân 5 4,89

Sinh viên 4 3,75

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 61 - 63)