Hoàn thiện mục tiêu đánh giá thành tích nhân viên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 72 - 74)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Hoàn thiện mục tiêu đánh giá thành tích nhân viên

Đánh giá thành tích nhân viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà một ngƣời quản lý tổ chức giỏi cần phải thực hiện tốt. Bất cứ một hệ thống đánh giá nào cũng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua việc đảm bảo rằng mọi cá nhân trong tổ chức đều cố gắng tối đa khả năng của mình. Để đảm bảo cho công tác đánh giá thành tích nhân viên đóng vai trò gắn kết và là đầu vào tin cậy đối với việc hoàn thiện các hoạt động quản trị nguồn nhân lực, Trƣờng Đại học Hà Tĩnh cần xây dựng mục tiêu, định hƣớng công tác đánh giá thành tích nhân viên theo xu hƣớng quản trị nguồn nhân lực hiện đại, phù hợp với hoạt động đào tạo tại trƣờng với tƣ tƣởng chỉ đạo chung là: Minh bạch hóa các hoạt động đánh giá thành tích, làm cho đánh giá thành tích trở thành công cụ đắc lực góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại trƣờng.

Xuất phát từ thực tế, các mục tiêu cụ thể của công tác đánh giá thành tích cần đƣợc xác định đầy đủ nhƣ sau:

- Làm cơ sở trả lƣơng tăng thêm và khen thƣởng dựa trên thành tích của mỗi CBVC.

Đây là mục tiêu đúng đắn cần phải duy trì và phát huy một cách có hiệu quả và thiết thực hơn trong thời gian tới. Tiền lƣơng, khen thƣởng và các chế độ phúc lợi đi kèm luôn mang lại những tác động tích cực đến hiệu quả và năng suất làm việc của nhân viên. Trong cơ quan Nhà nƣớc, hình thức cụ thể nhất đối với nhân viên có thành tích tốt nhất là đƣợc nâng bậc lƣơng trƣớc thời hạn.

- Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển cán bộ viên chức.

Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên cũng nhằm phục vụ cho việc xác định nhu cầu và thiết lập kế hoạch đào tạo, phát triển của đơn vị. Nếu một nhân viên không đạt yêu cầu trong công việc thì lập kế hoạch đào tạo giúp họ nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cần thiết hoặc bổ sung kiến thức. Việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc sẽ giúp lãnh đạo xác định những nhu cầu đào tạo chuyên sâu. Đối với mục tiêu này thì tiêu chí đánh giá về năng lực, kỹ năng của nhân viên nên đƣợc quan tâm.

- Tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ.

Thông qua đánh giá thành tích, lãnh đạo sẽ phát hiện khả năng của từng nhân viên trong quá trình công tác, tinh thần trách nhiệm làm việc, phấn đấu vì công việc để tiến hành quy hoạch, đề bạt hay bổ nhiệm những nhân viên có tâm huyết. Với mục đích phát huy tối đa năng lực tạo điều kiện để họ cống hiến, phục vụ sự nghiệp phát triển của ngành. Đồng thời có thể luân chuyển, điều động cán bộ từ phòng này qua phòng khác, vào những vị trí thích hợp hơn. Nếu chƣa đáp ứng đƣợc thì phải có kế hoạch tuyển dụng từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 72 - 74)