Công tác thực hiện đánh giá thành tích tại Trƣờng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 64 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.6. Công tác thực hiện đánh giá thành tích tại Trƣờng

Các bộ phận tham gia đánh giá thành tích cán bộ giảng viên Trƣờng Đại học Hà Tĩnh là cán bộ quản lý, cán bộ quản trị trực tiếp tại đơn vị nhƣ hiệu trƣởng, trƣởng phòng, trƣởng khoa, bộ môn.

Cách thức tiến hành:

- Hàng tháng, lãnh đạo đơn vị căn cứ vào các tiêu chuẩn xếp loại lao động đã nêu ở trên thực hiện xếp loại lao động của đơn vị mình và gửi kết quả về phòng Tổ chức hành chính cùng với báo cáo tháng.

Các đơn vị chức năng đƣợc phân công chịu trách nhiệm theo dõi và chấm điểm hàng tháng và gửi kết quả về phòng Tổ chức hành chính để tổng hợp. Cụ thể:

- Điểm báo cáo + điểm chuyên môn + điểm CCHC của các đơn vị phòng, ban, trung tâm do Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm theo dõi và chấm điểm.

- Điểm chuyên môn của các khoa, tổ chuyên môn do phòng Đào tạo + phòng công tác học sinh sinh viên chịu trách nhiệm theo dõi và chấm điểm.

- Điểm website và nghiên cứu khoa học do Phòng đào tạo chịu trách nhiệm theo dõi và chấm điểm.

- Điểm vệ sinh môi trƣờng do Trung tâm YTMT chịu trách nhiệm theo dõi và chấm điểm.

- Điểm an toàn giao thông do Ban an toàn giao thông của nhà trƣờng chịu trách nhiệm theo dõi và chấm điểm.

Việc xếp loại lao động ở cấp trƣờng đƣợc tiến hành hàng tháng do Ban Giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn, Thƣờng trực thi đua thông qua Hội nghị liên tịch quyết định.

2.2.7. Thảo luận và sử dụng kết quả đánh giá

Tại nhà trƣờng hiện nay rất ít có việc thảo luận với nhân viên về nội dung cần đánh giá. Điều này dẫn đến mơ hồ về nội dung, mục tiêu đánh giá, tiêu chí đánh giá, phƣơng pháp đánh giá, nên điều tất yếu là nhà quản lý chƣa thể chỉ ra những điểm tốt cũng nhƣ những điểm cần khắc phục sửa chữa của từng cá nhân dƣới quyền mình quản lý sau một chu kỳ làm việc; ngƣời lao động sẽ không thấy đƣợc tính quan trọng cũng nhƣ mức độ đóng góp của mình khi thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao đối với việc hoàn thành mục tiêu phát triển của nhà trƣờng, dẫn đến tâm lý tự hài lòng, thiếu động lực phấn đấu vƣơn lên. Do không thảo luận với nhân viên nên việc vạch ra các phƣơng hƣớng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho nhân viên còn chƣa đƣợc chú trọng.

Bảng 2.12. Kết quả điều tra về mức độ nhận thông tin phải hồi kết quả đánh giá thành tích Mức độ Số phiếu trả lời Tỷ lệ (%) Thƣờng xuyên - - Thỉnh thoảng 12 8,00 Ít 103 68,67 Rất ít 14 9,33

Không bao giờ 21 14,00

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Số liệu cho thấy 66,67% nhân viên cho biết họ ít khi nhận đƣợc thông tin phản hồi về kết quả đánh giá từ cấp trên, 14% nhân viên không bao giờ nhận đƣợc phản hồi, chỉ có 2% ngƣời thƣờng xuyên nhận đƣợc thông tin phản hồi về kết quả đánh giá.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 64 - 66)