Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 68 - 70)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan từ thực tế, đánh giá thành tích nhân viên là một công việc khó khăn và phức tạp đối với bất kỳ tổ chức nào.

- Những quy định làm cơ sở cho công tác đánh giá nhân viên chƣa hoàn thiện, đồng bộ và đầy đủ.

- Mặc dù công tác đánh giá thành tích nhân viên tại trƣờng đƣợc quan tâm nhƣng chƣa đủ, chƣa nhận thức đƣợc vai trò của công tác này đối với các hoạt động quản trị nguồn nhân lực.

- Chƣa xây dựng hệ thống đánh giá thành tích một cách khoa học.

- Tiến trình đánh giá thiếu hụt, mang tính chủ quan của ngƣời đánh giá, không thực hiện đƣợc các bƣớc đánh giá một cách hệ thống.

- Quá chú trọng đến việc thực hiện những công việc không điển hình nhƣ đi trễ, về sớm, nghĩ ốm....

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ

TĨNH

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.1.1. Sứ mệnh và viễn cảnh của Trƣờng Đại học Hà Tĩnh

Trên cơ sở định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Hà Tĩnh Trƣờng Đại học Hà Tĩnh cũng xác định sứ mạng và tầm nhìn chiến lƣợc của mình: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, truyền thống đoàn kết và những kết quả đạt được, xây dựng Trường Đại học Hà Tĩnh trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm văn hóa chất lượng cao của tỉnh; một trường học đa cấp, đa ngành có uy tín của khu vực Miền Trung và cả nước, đáp ứng yêu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nhiều trình độ, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa; trở thành địa chỉ tin cậy của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh”.(Trích Báo cáo của BCH Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh khóa I tại Đại hội lần thứ II – Nhiệm kỳ 2010- 2015)”.

Trƣờng Đại học Hà Tĩnh là nơi đào tạo nguồn nhân lực từ bậc trung cấp chuyên nghiệp đến bậc đại học với nhiều ngành đào tạo khác nhau (kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, sƣ phạm, ngoại ngữ, dịch vụ, du lịch, luật) có chất lƣợng cao, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Hà Tĩnh và đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Việc xác định sứ mạng của Trƣờng Đại học Hà Tĩnh thể hiện đƣợc những điểm mạnh sau đây:

- Sứ mạng đƣợc xác định một cách có căn cứ khoa học trên cơ sở của việc nghiên cứu và nhận thức đúng đƣờng lối của Đảng về sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và địa phƣơng, cũng nhƣ từ việc phân tích và đánh giá đúng nguồn lực của nhà trƣờng (về các phƣơng diện: nhân lực, tài lực, vật lực...) trong điều kiện hiện có và khả năng vận động phát triển;

- Phản ánh và đáp ứng kịp thời xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là thực trạng và khả năng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng Hà Tĩnh (nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh tăng nhanh, Hà Tĩnh đang triển khai nhiều chƣơng trình, dự án kinh tế trọng điểm, vƣơn lên một tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển); nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao đƣợc đặt ra hết sức cấp bách;

- Sứ mạng của Trƣờng Đại học Hà Tĩnh đáp ứng nguyện vọng tha thiết của ngƣời dân Hà Tĩnh. Con em Hà Tĩnh chăm ngoan, hiếu học, có tinh thần vƣợt khó, cầu tiến có cơ hội học tập để lập thân, lập nghiệp;

- Việc xác lập sứ mạng của nhà trƣờng còn thể hiện bản lĩnh chính trị của lãnh đạo và tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trƣờng; phát hiện nhân tố quyết định: phát huy nội lực là chính;

- Sứ mạng của Trƣờng Đại học Hà Tĩnh phản ánh tính toàn diện các mục tiêu giáo dục, đồng thời xác định đúng những trọng tâm của nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khu vực và cả nƣớc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)