1.1. Lao động nữ và giải quyết việc làm cho lao động nữ
1.1.2. Giải quyết việc làm cho lao động nữ
1.1.2.1. Khái niệm * Việc làm * Việc làm
Việc làm là vấn đề được nghiên cứu và đề cập dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm về việc làm cũng được nhìn nhận một cách khoa học, đầy đủ và đúng đắn hơn. Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 năm 1983 tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra quan niệm: “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì
thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật”[1].
Ở Việt Nam, quan niệm về việc làm cũng được cụ thể hóa trong Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2012. Điều 9, Chương II chỉ rõ: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị
pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm"[2].
Như vậy, việc làm không bao gồm mọi hoạt động lao động, chỉ có những hoạt động lao động thỏa mãn cả hai điều kiện là: hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm (tính pháp lý của việc làm) và hoạt động đó mang lại lợi ích và thu nhập cho người lao động, gia đình và xã hội (tính mục đích của việc làm).
Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển KT - XH được toàn thế giới cam kết trong tuyên bố về chương trình hành động toàn cầu tại thủ đô Côpenhaghen (Đan Mạch) vào tháng 3/1995. Có thể hiểu, GQVL cho người lao động là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của mình.
Theo nghĩa rộng: Giải quyết việc làm là tổng thể những biện pháp, chính sách KT-XH của nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm.
Theo nghĩa hẹp: Giải quyết việc làm là các biện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra việc làm cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất.[Tri thức cộng đồng].
Quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác GQVL, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “ Giải quyết việc làm là một trong những chính sách cơ bản của quốc gia”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn của toàn xã hội để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp để thu hút nhiều lao động” [3]. Giải quyết việc làm cho người lao động là một công việc hết sức khó khăn và bị chi phối bởi nhiều nhân tố như: vốn đầu tư, sức lao động, nhu cầu thị trường về sản phẩm.
Từ những phân tích, luận giải ở trên, khái niệm giải quyết việc làm trong luận văn này được hiểu như sau: “Giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tạo điều kiện, cơ hội cho người lao động có thể có việc làm, có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội”.
* Giải quyết việc làm cho lao động nữ
khác nhau:
Việc làm của lao động nữ nói chung đã được Các Mác đề cập đến trong nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ông cho rằng: Khi sản xuất công nghiệp hình thành, máy móc có khả năng thay thế một số công việc nặng nhọc và lao động nữ có thể tham gia vào quá trình sản xuất tư bản với những công việc mà họ có thể đảm đương được, phù hợp với sức khoẻ của họ. C.Mác viết: “Vì máy móc làm cho lao động sức bắp thịt trở thành thừa, cho nên nó trở thành một công cụ để sử dụng những người lao động không có sức bắp thịt hoặc cơ thể chưa phát triển đầy đủ nhưng chân tay lại mềm mại hơn. Vì vậy, khi tư bản sử dụng máy móc thì tiếng nói
đầu tiên của nó là lao động phụ nữ và trẻ em” [4, tr.499].
Đối với Việt Nam, việc làm của LĐN nông thôn cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trong tư tưởng giải phóng phụ nữ, Người nhấn mạnh: Giải phóng phụ nữ là phải giải phóng toàn diện về chính trị, tư tưởng, xã hội, giải phóng sức lao động nữ, giúp cho chị em làm việc có hiệu quả nhưng đôi vai không phải gánh nặng và giảm thiểu cường độ lao động chân tay. Người chủ trương đào tạo phụ nữ trẻ trở thành những công dân mới xã hội chủ nghĩa, vừa biết lao động chân tay vừa biết lao động trí óc, tạo mọi điều kiện cho phụ nữ nâng cao tri thức, tự vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ đất nước.
Vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, Đảng ta đã và đang nhất quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo việc làm và đời sống của người lao động, trong đó có LLLĐ nữ.
Bộ Luật Lao động (2012) của nước ta đã dành riêng một chương cho lao động nữ; trong Khoản 1,2 Điều 153 của Bộ Luật lao động đã chỉ rõ:“1. Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; 2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà” . Khoản 3, Điều 153 của Bộ Luật Lao động năm 2012 khẳng định “Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ
nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình” [2].
Từ khái niệm GQVL và từ những phân tích ở trên, có thể hiểu: GQVL cho lao động nữ là tổng thể những chính sách, biện pháp, những hoạt động tác động vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý KT - XH để tạo ra việc làm phù hợp với lao động nữ nhằm mang lại thu nhập cho họ mà không bị pháp luật ngăn cấm.
*Đặc điểm giải quyết việc làm của lao động nữ
Các đặc điểm cơ bản của lao động nữ đã tạo nên tính quy định đặc điểm việc làm của họ.
Việc làm của lao động nữ tập trung ở các lĩnh vực hành chính sự nghiệp, các
ngành công nghiệp nhẹ, các lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Nhìn chung, việc làm
của LĐN thường là những công việc nhẹ nhàng, ít nặng nhọc, ít độc hại và nguy hiểm. Phần lớn lao động nữ làm việc trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệp, lĩnh vực TTCN, thương mại, dịch vụ nhiều hơn. Nhóm các ngành nghề như may mặc, giày da hay lắp ráp linh kiện điện tử thì gần như toàn bộ các l a o đ ộ n g là nữ. Trong nhóm các ngành công nghiệp nặng thì tỷ lệ lao động nữ có thấp hơn. Lao động nữ thường lựa chọn những công việc đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ, khéo léo và sự linh hoạt trong lao động.
Phụ nữ thường thích hợp với công việc văn phòng, hành chính: Với đặc điểm về tâm sinh lý, tính cách và thực hiện chức năng làm mẹ và quán xuyến nội trợ gia đình thì công việc văn phòng rất phù hợp và được hầu hết phụ nữ lựa chọn, điều này thể hiện ở tỷ lệ lao động nữ ở khối văn phòng (65%) cao hơn rất nhiều so với lao động là nam giới (35% ) trong cùng lĩnh vực [6].
Việc làm của lao động nữ chủ yếu trong các lĩnh vực không đòi hỏi kỹ thuật
cao, phức tạp: Phụ nữ có xu hướng làm việc tập trung trong những hoạt động có
năng suất lao động thấp hơn, làm các công việc tự do và tập trung trong khu vực tiền lương không chính thức. Kết quả nghiên cứu trên 5 tờ báo in (Thanh Niên, Lao
tuyển dụng không phân biệt đối xử một cách trực tiếp dựa trên yêu cầu về giới tính, với chỉ khoảng 20,6% số quảng cáo nêu cụ thể công việc đòi hỏi ứng viên nam (12,4%) hoặc nữ (8,2%) [7]. Lao động nữ hiện chiếm số đông trong những ngành nghề không đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao, có thu nhập thấp, điều kiện lao động nghèo nàn, thời gian lao động kéo dài và việc làm bấp bênh, rủi ro cao. Theo số liệu thống kê của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, có khoảng 56,2% lao động nữ làm việc trong môi trường tiếng ồn, rung; 55% nóng, bụi; 24,6% có chất độc; 12,9% công việc nặng nhọc
[8].
Có sự chuyển dịch theo hướng cân bằng cơ cấu việc làm giữa lao động nữ và
lao động nam trong các thành phần kinh tế theo thời gian: Vị thế việc làm của lao
động nữ cũng có sự thay đổi tích cực theo chiều hướng tỷ lệ việc làm của lao động nữ thuộc nhóm lao động làm công tăng đột biến, thay thế vị trí của nhóm lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lương.. Trong 05 năm từ 2011 đến 2015, nhóm lao động làm công ăn lương tăng mạnh trong cơ cấu phân bố lao động, từ 34,6% (2011) lên tới 35,6% (2014), trong đó LĐ nam chiếm 58,1% và LĐ nữ chiếm 41,9% (2012). Nếu so sánh với năm 2013 thì có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2013, tỷ trọng LĐ làm công ăn lương chiếm 34,8%, trong đó LĐ nam chiếm 58,9% và LĐ nữ chiếm 41,1%. Tỷ trọng LĐ nữ trong số người làm công ăn lương tăng mạnh (19,46%), thể hiện thay đổi theo hướng giảm sự bất bình đẳng
giới về việc làm có thu nhập ổn định giữa nam và nữ [9].
1.1.2.2. Các hình thức giải quyết việc làm cho lao động nữ
Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trong nông thôn, từng bước khắc phục tình trạng thiếu việc làm và chính sách việc làm kém hiệu quả ở nông thôn.
Tác động vào sự phát triển kinh tế hộ gia đình, sản xuất hàng hóa ở nông thôn nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việc thông qua chính sách đầu tư qua tín dụng và dịch vụ sản xuất đa dạng và nhiều kênh.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc hình thành các loại hình hợp tác sản xuất dịch vụ trên cơ sở tự nguyện của các hộ nông dân.
Chuyển cơ chế quản lý sự nghiệp di dân từ cơ chế cấp phát sang cơ chế quản lý theo chương trình, dự án quốc gia, dự án của tỉnh, thành phố và các ngành chủ quản, chú ý đầy đủ đến hiệu quả KT-XH.
Vốn cho sự nghiệp di dân huy động từ vốn trong nước (vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn trong dân) và từ nước ngoài.
Nhà nước tập trung đầu tư vào một số vùng trọng điểm theo dự án quốc gia. Trong đó, chủ yếu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phúc lợi công cộng. Còn lại, cần quy hoạch để các tổ chức kinh tế tự đi khai thác. Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn ban đầu cho những hộ gia đình thuộc diện chính sách, những hộ có sức lao động.
Tiếp tục mở rộng hình thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (xuất khẩu lao động). Đây là một loại hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù có tầm chiến lược, tạo điều kiện để phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực của nước ta.
Phát triển các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ; phát triển đồng bộ sản xuất kinh doanh dịch vụ; phát triển khu vực kinh tế “phi kết cấu” (kinh tế đại chúng).
Các khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động. Với hình thức này, nhân dân tự tạo việc làm là chính, Nhà nước có chính sách trợ giúp, tạo môi trường pháp lý cho việc phát triển ngày càng tốt hơn.
Phát triển các hình thức gia công và sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu để tạo việc làm. Khôi phục, duy trì và phát triển nghề cổ truyền để tạo việc làm, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu
Tiến tới cho phép các tổ chức xã hội (đoàn thể, nghiệp đoàn và liên hiệp hội các đơn vị kinh tế) trực tiếp ký kết hợp đồng với bạn hàng ở nước ngoài. Xác định các loại thuế, phí giao dịch cho hợp lý, bảo vệ quyền lợi người sản xuất.
Cần sớm có chính sách, quy chế, luật lệ cho hoạt động này để bảo vệ người làm thuê và lợi ích của nhà nước.
Tiếp tục tổ chức hình thức thanh niên xung phong làm xây dựng để tạo việc làm và giáo dục, đào tạo thanh niên. Hướng chính là thu hút thanh niên tham gia các công trình trọng điểm, khai hoang, lấn biển, làm đường giao thông theo các dự án
của Nhà nước.
Khuyến khích các lực lượng vũ trang tham gia phát triển kinh tế, tạo việc làm. Hướng chính là thu hút lực lượng này vào dự án của Nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng, khai hoang lấn biển, trồng rừng và những công trình quy mô lớn.
Phát triển các hội, hiệp hội làm kinh tế. Hình thức này tạo được nhiều việc làm trong các gia đình, sử dụng được lao động nông nhàn, trẻ em, người già, người tàn tật với vốn, công nghệ đơn giản, phổ thông [19,tr.136-139].