Kinh nghiệm của một số huyện ở tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG nữ tại HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 47 - 49)

1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước

1.5.2. Kinh nghiệm của một số huyện ở tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung với khu vực Dung Quất được Chính phủ chọn để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước và hiện đã đi vào hoạt động, đồng thời hình thành Khu kinh tế Dung Quất nói liền với Khu kinh tế mở Chu Lai của Quảng Nam. Tuy nhiên do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, phân bố dân số không đồng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng, theo mô hình thưa dần từ Đông sang Tây, đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế do đó cũng ảnh hưởng lớn tới GQVL cho lao động nữ. Về tình hình cơ cấu kinh tế tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ

trọng của ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm trên 12,8%, xét về mục tiêu, tỉnh đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tạo tiền đề cho phát triển KT-XH những năm tiếp theo, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

Hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được xem là một trong những giải pháp tạo việc làm có hiệu quả. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường, Nhà nước đã thực hiện vai trò "bà đỡ" thông qua việc ban hành các chính sách cho nhóm lao động yếu thế, như các chế độ ưu đãi đối với hộ nghèo, lao động là người tàn tật, các cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật, lao động là người dân tộc thiểu số, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ lao động dôi dư... góp phần hỗ trợ người lao động tạo việc làm, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Về chính sách xuất khẩu lao động: Để góp phần phát triển nguồn nhân lực, GQVL, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1745/KH-UBND ngày 30/6/2009 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 71/ 2009/QĐ-TTg. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác xuất khẩu lao động bước đầu đã đem lại kết quả đáng khích lệ.

Hệ thống dạy nghề các địa phương trên địa bàn tỉnh được đầu tư, mở rộng về qui mô và nâng cao về chất lượng nhằm tạo điều kiện thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp trong công tác đào tạo và sử dụng nhiều lao động nữ.

Chính sách phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là ở nông thôn góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của huyện, tỉnh đã đề ra. Tỉnh đã ban hành cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, cơ chế khuyến khích ưu đãi đầu tư và mở rộng sản xuất để giải quyết việc làm cho người

lao động nói chung, đặc biệt là lao động nữ ở khu vực nông thôn trong thời gian nông nhàn.

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách và chương trình về GQVL cho lao động nữ cần được tổ chức thường xuyên ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở, từ việc xác định lao động nữ cần việc làm đến việc tổ chức thực thi chính sách, dự án phát triển sản xuất GQVL. Qua đó, làm hạn chế các tiêu cực, lợi dụng chính sách; đồng thời phát hiện những bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG nữ tại HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)