Về xây dựng ban hành chính sách, qui định, chương trình, kế hoạch về giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG nữ tại HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 62 - 67)

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nướcvề giải quyết việc làm cho lao động nữ

2.3.1. Về xây dựng ban hành chính sách, qui định, chương trình, kế hoạch về giả

nữ tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Về xây dựng ban hành chính sách, qui định, chương trình, kế hoạch về giải quyết việc làm cho lao động nữ giải quyết việc làm cho lao động nữ

Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, của tỉnh, Huyện ủy- HĐND- UBND huyện Núi Thành đã ban hành các văn bản cụ thể hóa triển khai thực hiện:

Chương trình GQVL luôn được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển KT- XH của huyện. Những năm qua, tuy kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Núi Thành vẫn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác GQVL; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người lao động chưa có việc làm nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến

tới phát triển KT-XH của huyện. Nâng cao công tác tuyên truyền, vận động về GQVL, nhận thức của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng đã được nâng lên rõ rệt, tạo được sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ GQVL ở các cấp, từ đó giáo dục ý thức tự lực, tự cường, tự tìm kiếm việc làm để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là cơ sở, là công cụ để QLNN hiệu quả.

Trong thời gian qua, Nhà nước (Trung ương và địa phương) đã lần lượt ban hành Luật và các văn bản có liên quan đến công tác việc làm và QLNN về giải quyết việc làm, trong đó có giải quyết việc làm cho lao động nữ. Quốc hội khóa XIII đã ban hành Bộ Luật lao động vào ngày 28/6/2012; ban hành Luật Việc làm ngày 16/11/2013. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1201/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012- 2015; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 14/2011/NQ- HĐND ngày 19/7/2011 Chương trình mục tiêu về việc làm và dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015; Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 của phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020; Quyết định số 3942/QĐ- UBND ngày 02/12/2011 ban hành Chương trình mục tiêu về việc làm tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 4371/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 Đề án Xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 3487/QĐ- UBND ngày 14/10/2009 về phê duyệt Đề án tổ chức Sàn giao dịch việc làm tỉnh Quảng Nam đến năm 2015; Quyết định số 2472/QĐ-UBND ngày 05/8/2011 về ban hành Chiến lược phát triển thị trường lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011- 2020; Quyết định số 47/2009/QĐ-TTg ngày 22/12/2009 ban hành quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, các chính

sách của Chính phủ về dạy nghề và giải quyết việc làm đều tác động trực tiếp đến lực lượng lao động, tạo cơ hội hoặc cản trở đến vấn đề giải quyết việc làm.

Thời gian gần đây, Chính phủ đã ban hành một số chính sách về tạo việc làm cho LĐN như: Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2011 - 2015” (số 295/QĐ-TTg, ngày 26/12/2010), chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giúp cho lao động nữ thuận lợi hơn trong tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm. Thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động trong tình hình mới, trên cơ sở thực tiễn và định hướng phát triển KT-XH của địa phương cũng như thực trạng và dự báo nhu cầu GQVL tại địa phương, trong những năm qua huyện Núi Thành đã xây dựng và triển khai nhiều cơ chế, chính sách pháp luật quản lý nhà nước về lao động việc làm phù hợp với thực tiễn chuyển đổi và phát triển KT-XH tại địa phương. Theo ông Ngô Đức An- PCT UBND huyện: “...Bên cạnh việc triển khai thực hiện đồng bộ các quy định, chính sách của Nhà nước về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường ... cần tăng cương công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Bộ luật lao động trong các doanh nghiệp của cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mỗi bên..”(PVS)

Một số quy định của huyện Núi Thành liên quan đến vấn đề việc làm, giải quyết việc làm trong những năm gần đây: Nghị quyết số 07/NQ-HU ngày 28/10/2013 Huyện ủy Núi Thành về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm huyện Núi Thành giai đoạn 2013-2017; Đề án 764/ĐA-UBND ngày 14/12/2013 của UBND huyện Núi Thành Đề án Đào tạo nghề, giải quyết việc làm huyện Núi Thành giai đoạn 2013- 2017; Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 23/12/2013 HĐND huyện Núi Thành về Đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2013-2017; Quyết định số 78/QĐ-UBND ngày 13/01/2012 UBND huyện Núi Thành về việc ban hành Đề án Đào tạo nghề và giải quyết việc làm huyện Núi Thành giai đoạn 2013-2017; Quyết định số 6163/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của UBND huyện Núi Thành về

việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2013-2017 và định hướng đến năm 2020; Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2013-2017. Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 22/8/2013 của UBND huyện Núi Thành ban hành quy định chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Núi Thành. Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 22/8/2013 của UBND huyện Núi Thành ban hành quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Núi Thành. Các chính sách, đề án, quy hoạch về đào tạo nghề và giải quyết việc làm là cơ sở quan trọng để triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của nhà nước về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện. Đây cũng là căn cứ để cấp xã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chính sách đến lao động.

2.3.2. Về tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ

2.3.2.1.Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ

Để thực hiện có hiệu quả chương trình giải quyết việc làm, công tác QLNN đã được các cấp, các ngành hết sức quan tâm. Đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo giải quyết việc làm - giảm nghèo cấp huyện và Ban giải quyết việc làm-giảm nghèo cấp xã (do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện/xã làm Trưởng ban; Trưởng phòng LĐTB-XH cấp huyện làm Phó trưởng ban cấp huyện). Thành viên là đại diện lãnh đạo của một số ban, ngành, đoàn thể liên quan.

Tổ giúp việc cho hai Ban chỉ đạo trên là Trưởng, Phó phòng và chuyên viên một số ngành, như: Lao động Thương binh - Xã hội, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Văn phòng UBND huyện. Còn ở xã, thị trấn giúp việc cho Ban giảm nghèo là cán bộ phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Mỗi Ban chỉ đạo định kỳ họp 02 lần mỗi năm (vào 6 tháng và cuối năm) để đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc và bàn giải pháp thực hiện cho giai đoạn tiếp theo. Các Ban chỉ đạo đã ban hành Quy chế hoạt động,

theo đó đã tổ chức phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên theo dõi, phụ trách, chỉ đạo từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể của chương trình; đồng thời phân công từng thành viên theo dõi, giúp đỡ các xã miền núi, xã đảo để định hướng, giúp đỡ các xã trong công tác giải quyết việc làm. Các thành viên Ban chỉ đạo đã có sự phối hợp, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện. Hiện nay 17/17 xã, thị trấn đều thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm- giảm nghèo. Theo bà Võ Thị Hồng Trang- Phó trưởng phòng LĐTB-XH huyện: “...Phòng LĐTB&XH đã làm tốt công tác tham mưu triển khai đồng bộ, với nội dung, giải pháp phù hợp và đạt được kết quả cao, đáp ứng được tình hình thực tế, giải quyết được nhu cầu bức xúc của người dân về lao động, việc làm, đào tạo nghề và giảm nghèo; Ban chỉ đạo thực hiện đề án giảm nghèo và đào tạo nghề của huyện được thành lập và thường xuyên cũng cố; Công tác phân công đứng điểm chỉ đạo của từng thành viên trong Ban chỉ đạo kịp thời sâu sát...”(PVS).

* Sơ đồ bộ máy Ban chỉ đạo giải quyết việc làm-giảm nghèo cấp huyện

2.3.2.2. Về thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết việc làm

Cấp huyện: Theo số liệu báo cáo của huyện, tính đến ngày 31/12/2017, toàn

huyện có công chức làm công tác lao động, người có công và xã hội cấp huyện, trong đó có 5 nữ (chiếm 45,45%), 6 nam (chiếm 54,55%). Về trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 03 người (27,27%); Đại học: 8 người (72,73%)

Nhìn chung, công chức tại Phòng Lao động Thương binh -Xã hội cấp huyện có trình độ, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Tuy nhiên, với

khối lượng công việc quá lớn mà số lượng cán bộ như hiện nay và mỗi huyện chỉ bố trí 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực giải quyết việc làm (đồng thời kiêm nhiệm nhiều công tác khác) nên rất khó khăn cho cấp huyện trong thực hiện nhiệm vụ chung của ngành.

*Sơ đồ bộ máy LĐTB-XH cấp huyện

Cấp xã: Tính đến ngày 31/12/2017, 17/17 xã, thị trấn đã bố trí 01 cán bộ phụ

trách lĩnh vựcvăn hóa - xã hội, trong đó có lĩnh vực GQVL. Đội ngũ cán bộ làm công tác GQVL ở cấp xã, đặc biệt là các xã miền núi, xã đảo nhìn chung năng lực còn hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo, nên hiệu quả công việc chưa cao.

Như vậy, mặc dù trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ trực tiếp theo dõi, tham mưu công tác GQVL trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng, nỗ lực. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng cán bộ giải quyết việc làm ngành LĐTB-XH huyện Núi Thành có thể nhận thấy: thực trạng cán bộ thiếu, chưa được đào tạo theo đúng chuyên ngành; mặt khác, vì phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nên thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất trong quản lý nhà nước về giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG nữ tại HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)