2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nướcvề giải quyết việc làm cho lao động nữ
2.3.3. Về hướng dẫn tổ chức đào tạo các ngành nghề, giới thiệu việc làm, định
hướng nghề cho lao động nữ
2.3.3.1. Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nữ
Lao động nữ của huyện Núi Thành chất lượng thấp, phần lớn là lao động phổ thông, nên công tác đào tạo nghề là một thách thức lớn đối Núi Thành. Vì vậy UBND huyện đã chỉ đạo các ngành liên quan: Phòng LĐTB -XH, Phòng Nông
hiện đào tạo nghề cho lao động nói chung và LĐN nói riêng đạt được những kết quả sau:
* Theo đề án 1956 của Chính phủ: Trong 5 năm qua, đã chiêu sinh dạy nghề các cấp độ cho 16.390 lao động, đạt tỷ lệ 141,98% kế hoạch được giao (16.390/11.544).
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956: Trong 5 năm, số lao động được hỗ trợ đào tạo học nghề là 9.651 lao động (có 4.016 lao động là nữ). Trong đó: 5.526 lao động được đào tạo ngắn hạn (trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng), 2.771 lao động được đào tạo cao đẳng, trung cấp nghề và 1.354 lao động tự học nghề.
* Theo đề án 764 của huyện:Trong 5 năm từ 2013- 2017 toàn huyện đã chiêu sinh dạy nghề các cấp độ cho 12.501 lao động, đạt tỷ lệ 108,29% kế hoạch được giao (12.501/11.544). Đã có 138 lớp dạy nghề nông nghiệp, với 4.232 lao động tham gia học nghề; Có 270 lớp dạy nghề phi nông nghiệp, với 8.269 lao động tham gia học nghề. Đã học các lớp nghề Nông nghiệp: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, trồng lúa năng suất cao, nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm, nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò, lợn; trồng rau an toàn, nuôi bò vỗ béo. Các lớp nghề phi nông nghiệp: may công nghiệp, dệt kim, sửa chữa xe gắn máy, vận hành và sửa chữa máy nông nghiệp, điện lạnh ôtô, mây tre đan, kỹ thuật chế biến món ăn…
Trong số 12.501 lao động huyện đã chiêu sinh dạy nghề các cấp độ thì có 2.892 lao động được Phòng LĐTB- XH và Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện phối hợp với các xã, thị trấn trực tiếp hợp đồng với các đơn vị dạy nghề; thông qua Phòng LĐTB - XH huyện đào tạo cho lao động phi nông nghiệp là 1.831 lao động; qua Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện đào tạo cho lao động nông nghiệp là 1.061 lao động, cụ thể:
Học nghề phi nông nghiệp: 1.831 người, có 857 lao động là nữ; người hưởng
chính sách người có công cách mạng là 140; người thuộc hộ nghèo 250; người thuộc hộ bị thu hồi đất là 309; người khuyết tật là 6; người thuộc hộ cận nghèo là 39; lao động nông thôn khác là 1.087.
Học nghề nông nghiệp: 1.061 người, có 215 lao động là nữ; người hưởng chính sách người có công cách mạng là 50; người thuộc hộ nghèo 41; người thuộc hộ bị thu hồi đất là 129; người khuyết tật là 1; người thuộc hộ cận nghèo là 39; lao động nông thôn khác là 781.
Tổng số lao động nông thôn học nghề xong là 12.501 lao động, số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề là 10.962 lao động đạt tỷ lệ 87,69%. Vượt chỉ tiêu 7,69% (kế hoạch theo đề án 764 là 70 – 80%). Đặc biệt, số học viên học nghề nhiều nhất tại Trường Cao đẳng nghề Chu Lai Trường Hải từ năm 2010- 2015 là 3.349 học viên, học các nghề hàn, điện ô tô, kỹ nghệ sơn … số học viên này đã được giải quyết việc làm tại Khu liên hợp Ôtô Chu Lai Trường Hải.
* Kết quả giải quyết việc làm
Tính đến cuối năm 2017 số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động trên toàn huyện là 66.788/93.364 người chiếm 71,54%. Cơ cấu lao động: Công nghiệp, xây dựng là 13.178 lao động, chiếm 19,73%; Thương mại và dịch vụ là 25.981 lao động, chiếm 38,90%; Nông, Lâm và Thủy sản là 27.629 lao động, chiếm 41,37%.
Từ năm 2013-2017 đã giải quyết việc làm cho 24.681 lao động, đạt 109,69% vượt 9,69% so với kế hoạch (24.681/22.500 KH).
* Công tác giới thiệu việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm tỉnh: 5 năm
qua, số người trong độ tuổi lao động của huyện đã tham gia sàn giao dịch việc làm tỉnh là 1.457 lượt người, đã giới thiệu cho 822 người, có 457 người có việc làm đạt 130,57% (457/350 người KH).
Mạng lưới các cơ sở dạy nghề đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Đến nay, toàn huyện có 03 cơ sở dạy nghề, trong đó có 01 trường trung cấp nghề, 01 trung tâm dạy nghề và 01 trường cao đẳng nghề ; 7 cơ sở giáo dục, doanh nghiệp có tham gia dạy nghề ở các cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng..
Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh phù hợp với cơ cấu kinh tế của tỉnh, huyện; đã mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc xây dựng, phát triển nông
nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động.
Hằng năm, Phòng LĐTB-XH phối hợp với Trường trung cấp nghề Nam Quảng Nam, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân, Trung tâm Dạy nghề Thanh Niên, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch, Trường Cao đẳng nghề Chu Lai Trường Hải tổ chức tuyển sinh và mở các lớp dạy nghề theo nhu cầu của từng địa phương và nhu cầu về lao động của doanh nghiệp góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Theo bà Võ Thị Hồng Trang- Phó trưởng phòng LĐTB-XH huyện: “....Trong 5 năm qua, chương trình mục tiêu giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã được triển khai đồng bộ, với nội dung, giải pháp phù hợp và đạt được kết quả cao, đáp ứng được tình hình thực tế, giải quyết được nhu cầu bức xúc của người dân...”(PVS).
Ngoài hỗ trợ học nghề, lao động sau khi học nghề được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm. Đồng thời, sau khi học nghề tham gia sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm, lao động nữ còn được ưu tiên hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm. Như vậy, thông qua hoạt động đào tạo nghề, Nhà nước tăng cường công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trong thời gian tới.
2.3.3.2. Hệ thống hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm cho lao động nữ
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công tác cho vay phát triển sản xuất, tạo việc làm, các ngân hàng đã có những hỗ trợ tích cực cho lao động vay vốn, trong đó ngân hàng chính sách xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn là 2 đơn vị thực hiện các chủ trương của Đảng về việc hỗ trợ lao động trong việc vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề. Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện nguồn vốn vay qua kênh Ngân hàng chính sách xã hội huyện, kết quả như sau:
*Công tác cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động: thông qua
Phòng giao dịch Ngân hành chính sách xã hội huyện đã cho 1.226 lượt vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, số dư nợ hiện nay là 10.837 triệu đồng, đạt 27,24% KH (1.226/4.500 lao động KH). Nguyên nhân không đạt kế hoạch là khi
xây dựng kế hoạch không sát với thực tế, hơn nữa nguồn vốn còn quá ít so với nhu cầu của người lao động. Trong đó số tiền 1,2 tỷ đồng bổ sung từ đề án 764 của ngân sách UBND huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 105 người lao động có nhu cầu.
Nguồn vốn và đối tượng được vay vốn tăng hằng năm. Trong 5 năm, Phòng LĐTB-XH phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội thẩm định và giải ngân cho vay 10,855 tỷ đồng với 583 dự án.
Ngân hàng chính sách xã hội chủ yếu thực hiện cho vay đối với các đối tượng: cho vay giải quyết việc làm, hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, người diện chính sách đi xuất khẩu lao động. Các trường hợp này được vay vốn không cần thế chấp (trừ một số ít trường hợp) và lãi suất vay ưu đãi (phổ biến là 0,5%/tháng).
*Tạo vốn từ các tổ chức phụ nữ: Việc tạo vốn cho phụ nữ một phần không nhỏ
thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ huyện với các tổ chức thành viên: Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển huyện Núi Thành, quỹ tiết kiệm phụ nữ… trong đó, quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển đã có đóng góp quan trọng trong việc tạo thêm về vốn cho phụ nữ phát triển sản xuất.
Quỹ hoạt động nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo tạo việc làm và tăng thu nhập thông qua hoạt động tiết kiệm - tín dụng, kết hợp với hỗ trợ kỹ thuật và liên kết thị trường, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo tại các địa phương. Quỹ giúp các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình các dân tộc thiểu số có thêm nguồn góp vốn để phát triển kinh tế gia đình, trong đó có nhiều hội viên phụ nữ sau khi vay đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả để thoát nghèo bền vững.
Các sản phẩm tài chính của quỹ bao gồm tiết kiệm và tín dụng từ 6 đến 24 tháng. Hình thức cho vay thông qua nhóm bảo lãnh, trả dần hằng tháng cả gốc lẫn lãi, với thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện. Quỹ cung cấp dịch vụ ngay tại địa bàn dân cư, sản phẩm được thiết kế dựa trên khả năng hoàn trả hằng tháng nhằm giảm bớt gánh nặng cho người nghèo và giúp họ có cơ hội đầu tư cao hơn khi kết thúc chu kỳ vay, để từ đó phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với các hộ gia đình có điều kiện sản xuất kinh doanh quy mô lớn hơn, các cấp hội hỗ trợ chị em tiếp cận vốn vay từ ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn, các ngân hàng thương mại thông qua cơ chế tín chấp.
Bên cạnh đó, Hội còn mở rộng nguồn vốn thông qua chỉ đạo mô hình tổ, nhóm phụ nữ tiết kiệm - tín dụng, coi đây là một trong những hoạt động trọng tâm để phát huy nội lực của hội viên phụ nữ, tạo nguồn vốn tại chỗ để phát triển kinh tế. Một số chương trình dự án hiệu quả như: vốn quốc gia giải quyết việc làm 120, quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, vốn tiết kiệm tại chi, tổ hội….. Các chương trình dự án vay vốn qua tổ chức hội luôn đi đôi tiết kiệm với vốn vay, cơ chế cho vay và hoàn trả linh hoạt gắn với tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất kinh doanh, kỹ năng quản lý vốn; sâu sát giúp đỡ thành viên khó khăn, rủi ro. Vì vậy, chương trình quốc gia về giải quyết việc làm là một trong những giải pháp của nhà nước để tăng cường công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nói chung và LĐN nói riêng.
2.3.3.3. Xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm cho lao động nữ
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND huyện, phòng LĐTB-XH huyện là cơ quan tham mưu triển khai thực hiện công tác xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động là một trong những biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động có hiệu quả, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và nhu cầu khách quan về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH. Đồng thời, tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho huyện, tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật, kiến thức để phục vụ cho huyện nói riêng và tỉnh nói chung.
Thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quyết định 470/QĐ-LĐTB-XH, ngày 19/4/2011 của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, quyết định 71/2009/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ; tuy nhiên số LĐN được xuất khẩu chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế và hầu như chưa thực sự được quan tâm, kết quả như sau:
* Công tác xuất khẩu lao động: từ năm 2013-2017 toàn huyện đã có 57 người
hoạch là 150 người, chỉ đạt 38% KH). (Nhật Bản: 27 lao động, Hàn Quốc: 29 lao động, Malaysia: 1 lao động).
Bảng 2.9: Kết quả xuất khẩu lao động từ 2013- 2017
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số 164 387 338 209 130
Nữ 44 88 76 74 61
Tỷ lệ % 26,83 22,74 22,49 35,41 46,92
Nam 120 299 262 135 69
(Nguồn: Lao động Thương binh - Xã hội huyện Núi Thành)
Xuất khẩu lao động có thể nói đã giải quyết phần nào việc làm cho lao động nữ, tuy nhiên từ bảng trên có thể thấy rằng lao động nữ được xuất khẩu chiếm tỷ lệ quá thấp.
Với sự chỉ đạo tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, sự nỗ lực của các tổ chức, cá nhân làm công tác xuất khẩu lao động; trong năm 2017, toàn huyện đã có 130 lao động được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài trong đó lao động nữ là 61 người, chiếm 47 %. Xuất khẩu lao động đã đưa về nguồn ngoại tệ đáng kể góp phần GQVL cho nhân dân trong các xã, thị trấn của huyện. Một số người tham gia xuất khẩu lao động về nước đã được tổ chức sản xuất kinh doanh và tham gia tích cực phong trào từ thiện nhân đạo….. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện đã kịp thời nắm bắt các văn bản, Nghị định của Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan để quản lý chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động.
Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện đã có giao dịch và liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động. Đồng thời, phối hợp với các công ty, đơn vị trực tiếp về các địa phương mở hội nghị để khai thác nguồn lao động. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện đã phối hợp với các công ty tư vấn xuất khẩu lao động mở các lớp đào tạo nghề, học định hướng, học ngoại ngữ tại chỗ cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi sang làm việc tại các nước sở tại. Do đó, hoạt động xuất khẩu lao động trong thời gian được thành phố quan tâm để tăng cường công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho
lao động nữ.