tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: huyện Núi Thành nằm trong vùng trọng điểm của Khu kinh tế mở
Chu Lai, là huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam, được thành lập năm 1984 trên cơ sở tách ra từ huyện Tam Kỳ. Phía Bắc giáp thành phố Tam Kỳ, phía Nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp Biển Đông. Tọa độ địa lý trên đất liền: từ 1080 34’ đến 1080 37’kinh độ đông; từ 15033’ đến 15036’ vĩ độ bắc.
Địa hình, đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 53.303 ha.
Địa hình huyện Núi Thành có độ nghiêng lớn từ Tây Nam sang Đông Bắc, có thể chia làm 3 dạng như sau: trung du và miền núi, đồng bằng và ven biển.
Hệ thống sông ngòi chảy qua huyện gồm sông Tam Kỳ, sông Trường Giang, sông Ba Túc, sông An Tân, sông Trâu... Các con sông này đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc chảy về phía Đông đổ ra biển qua cửa An Hòa và cửa Lở.
Thời tiết, khí hậu: huyện Núi Thành nằm phía Đông dãy Trường Sơn và phía
Nam đèo Hải Vân, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Lượng mưa trung bình trong năm là 2,531.5 mm. Huyện Núi Thành chịu sự chi phối của gió Tây Nam và gió Đông Nam hoạt động từ tháng 3 đến tháng 7, gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Hằng năm thường xuất hiện từ 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến huyện. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ lụt.
Về tài nguyên:Diện tích tự nhiên của huyện là 533,96 km². Đất trồng cây hằng
năm là 110.048 km² (chiếm 21% diện tích đất tự nhiên của huyện) và phần lớn được dành cho trồng lúa 2 vụ. Núi Thành cũng là huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Với 172.09 km², đất lâm nghiệp chiếm 34.3%
diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất thổ cư đạt 6 km² (chiếm hơn 1% diện tích đất tự nhiên của huyện). Núi Thành là trọng điểm đầu tư của Khu kinh tế mở Chu Lai nên tập trung nhiều khu công nghiệp lớn (Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Khu công nghiệp Tam Hiệp, Khu công nghiệp Việt - Hàn). Chính vì vậy, trong cơ cấu sử dụng đất, một diện tích đất nông nghiệp trước đây được chuyển thành đất công nghiệp.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế
Được tái lập từ năm 1984 cho đến nay huyện Núi Thành đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng và nguồn lực sẵn có để đạt được những bước tăng trưởng ổn định, liên tục và đạt cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh.
Giai đoạn 2013- 2017, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những biến động về kinh tế-tài chính trong nước, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, bão, lụt, môi trường… nhưng với sự quan tâm, giúp đỡ, sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy - Uỷ ban nhân dân - Hội đồng nhân dân (UBND-HĐND) tỉnh và sự nỗ lực của các các ngành các cấp nên nền kinh tế của huyện Núi Thành vẫn phát triển ổn định, với tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng, hiệu quả nền kinh tế từng bước được nâng lên;
cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt; các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
*Dịch chuyển cơ cấu kinh tế
Bảng 2.1: Tỷ trọng giá trị của các ngành kinh tế
Đơn vị tính (%)
Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
2013 11,2 78,3 10,5
2014 7,8 84,4 7,8
2015 9,6 80,4 9,9
2016 8,4 81,0 10,6
2017 8,2 80,7 11,9
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Núi Thành)
Nhìn vào bảng biểu ta thấy nền kinh tế của huyện đã có sự dịch chuyển theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của các ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Năm 2013 tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu chiếm 11,2 % đến năm 2017 tỷ trọng của ngành nông nghiệp chỉ còn chiếm 8,2 %. Tỷ trọng của các ngành công nghiệp dịch vụ có xu hướng tăng nhanh. Năm 2013 tỷ trọng của ngành dịch vụ chiếm 10,5% đến năm 2017 tỷ trọng của ngành dịch vụ chiếm tới 11,9 %.
2.1.2.2. Đặc điểm về dân số
Bảng 2.2 . Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn. thành thị, nông thôn.
Đơn vị: người
Tổng số Phân theo giới tính
Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2013 139,23 68,19 71,04 10,18 129,05
2014 140,09 68,70 71,39 10,24 129,85
2015 141,01 69,25 71,76 10,35 130,66
2016 142,15 69,89 72,26 10,47 131,68
2017 143,20 70,45 72,75 10,58 132,62
Nhìn chung cơ cấu dân số theo giới tính của huyện Núi Thành khá là cân đối, mặc dù hiện tại tỷ lệ nữ có cao hơn nhưng sự chênh lệch này có xu hướng tăng dần từ năm 2013 đến năm 2017.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, dân số của Núi Thành đạt 160.000 người (theo số liệu Thống kê), trong đó nam giới chiếm 49,23%, nữ giới chiếm 50,77%. Người Kinh chiếm đại bộ phận dân số (98%), phần còn lại là người Kor với dân số khoảng 1.185 người sống chủ yếu tại các thôn 4, 6 và 8 của xã Tam Trà. 2.1.2.3. Đặc điểm về xã hội
Toàn huyện có 03 trường THPT gồm: PTTH Núi Thành, PTTH Nguyễn Huệ và PTTH Cao Bá Quát, 01 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - hướng nghiệp Dạy nghề. Cấp Trung học cơ sở có 17 trường phân bố rải đều trong các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Cấp Tiểu học có 26. Ngoài ra huyện còn có 18 trường mẫu giáo, 01 lớp bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số, 14 Trung tâm học tập cộng đồng. Huyện có 01 Trung tâm y tế với 20 giường bệnh, có 17 trạm y tế xã, thị trấn; tổng số y, bác sĩ: 95 người (trong đó: bác sĩ: 11 người). Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam với 500 giường bệnh được đưa vào sử dụng cuối năm 2012 góp phần nâng cao việc khám chữa bệnh cho nhân dân.
2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế
Núi Thành là trung tâm phát triển công nghiệp nhanh và mạnh nhất của tỉnh Quảng Nam. Với Khu kinh tế mở Chu Lai được đánh giá là khu kinh tế lớn trong khu vực, Núi Thành đóng góp hơn 55% tổng thu ngân sách Quảng Nam. Kinh tế chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Chu Lai, KCN Cảng và Dịch vụ hậu cần Tam Hiệp, KCN Việt - Hàn là động lực phát triển của huyện trong những năm tới. Những dự án du lịch lớn tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch biển của địa phương. Khu liên hợp cơ khí ÔTô Chu Lai-Trường Hải, nhà máy kính nổi, nhà máy sản xuất chíp điện tử (CCI) là các cơ sở sản xuất công nghiệp trọng điểm của huyện.
lai, Khu công nghiệp Tam Hiệp, Khu công nghiệp Việt - Hàn) và 3 cụm công nghiệp (Nam Chu Lai, Cụm Công nghiệp Trảng Tôn, Cụm Công nghiệp Tam Mỹ Tây)đã thu hút được 56 dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện với tổng vốn đăng ký là 44.046 tỷ đồng.
Bên cạnh việc phát triển rất nhanh công nghiệp, ngành nông nghiệp với trọng tâm đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy hải sản cũng đem lại nguồn thu ổn định cho cư dân ven biển. Núi Thành là tỉnh có sản lượng đánh bắt thủy hải sản lớn nhất tỉnh Quảng Nam và là một trong những trung tâm ngư nghiệp mạnh của Duyên hải Miền Trung. Trồng và khai thác cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (gỗ nguyên liệu giấy) tăng bình quân qua các năm 29,84%; phát triển nhanh các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị cao (diện tích cao su); chăn nuôi phục hồi và phát triển ổn định (sản lượng thịt hơi xuất chuồng hiện nay đạt mức 3.290 tấn năm 2015), tăng bình quân hằng năm 17,07%; đầu tư hậu cần nghề cá, hỗ trợ ngư dân bám biển, đóng mới cái hoán tàu thuyền, nâng cao năng lực khai thác (trên 44.054 tấn, năm 2016), tăng bình quân hằng năm 32,14%.
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn
2.1.3.1. Thuận lợi
Kinh tế phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng đã đóng góp lớn trong thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thu ngân sách của tỉnh (55%). Một số ngành công nghiệp phát triển đạt được qui mô lớn. Giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng.
Giáo dục - đào tạo, Văn hoá - xã hội được đầu tư đạt nhiều kết quả quan trọng, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện. Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế - xã hội các xã miền núi, xã đảo có nhiều chuyển biến.
2.1.3.2. Khó khăn
Qui mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng thấp; tăng trưởng mới chủ yếu theo chiều rộng, chưa bền vững, chất lượng chưa cao; thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ trong quá trình phát triển. Kinh tế
tăng trưởng nhanh nhưng không đồng đều giữa các ngành, các vùng. Trong khi ngành công nghiệp và vùng động lực tăng nhanh thì ngành nông nghiệp và vùng nông thôn, miền núi, xã đảo lại tăng chậm dẫn đến sự chênh lệnh về sản xuất, việc làm và đời sống giữa các vùng, các tầng lớp nhân dân.
Kết cấu hạ tầng KT-XH chưa đáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH. Công tác qui hoạch và quản lý qui hoạch còn nhiều hạn chế, nhất là qui hoạch phát triển đô thị. Công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng vẫn còn cao, nhất là các xã miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tái nghèo còn cao, trình độ sản xuất vẫn trong tình trạng thấp kém. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu.
Do yêu cầu phát triển kinh tế, Khu kinh tế mở Chu Lai, các KCN và tốc độ phát triển lên đô thị, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, số lao động thiếu việc làm và chuyển đổi ngành nghề ngày càng tăng...giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng bị thu hồi đất sản xuất, nhất là một bộ phận lớn lao động nữ ở nông thôn bị ảnh hưởng bởi quá trình đất nông nghiệp và có trình độ thấp. Đây cũng là một thách thức không nhỏ trong sự phát triển KT-XH của huyện Núi Thành.