Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG nữ tại HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 81 - 87)

2.4.2.1.Hạn chế

Thứ nhất, việc triển khai chính sách về giải quyết việc làm ở các địa phương trong huyện còn nhiều hạn chế

Công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền một số địa phương chưa thực hiện quyết liệt, chưa phát huy hiệu quả; công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực lao động - việc làm chưa được thường xuyên, liên tục.

Việc triển khai các chính sách giải quyết việc làm, tạo việc làm ở các địa phương trong huyện chưa kịp thời và đầy đủ. Nguồn Quỹ quốc gia hỗ trợ giải việc làm (120) hàng năm bổ sung cho huyện rất hạn hẹp. Thêm vào đó, các chương trình vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp mặc dù đã được ủy thác qua các tổ chức đoàn thể, nhưng do phương thức cho vay theo hộ, đứng đầu là chủ hộ, chủ hộ thường là đoàn, hội viên đoàn thể khác nhau cho nên sẽ có Hội vốn nhiều, Hội lại ít vốn cho hộ đoàn thể của mình vay phát triển kinh tế, giải quyết việc làm.

Theo ông Nguyễn Hậu- P.Giám đốc NHCS-XH huyện“...hiệu quả từ chương trình cho vay GQVL dù được đánh giá cao song thực tế vẫn còn nhiều trăn trở. Đó là nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm còn hạn chế, hàng năm ngân sách Nhà nước bổ sung cho nguồn vốn này rất ít, chủ yếu quay vòng vốn cũ trong khi nhu cầu vay vốn trên thực tế của người dân rất lớn nên chưa đáp ứng được việc vay vốn của đại bộ phận dân cư, nhất là trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế

mạnh mẽ như hiện nay...”(PVS). Một số cơ chế, chính sách chậm được ban hành hoặc đã ban hành nhưng chưa phù hợp với thực tiễn, do đó chậm đi vào cuộc sống, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, trong đó có lao động nữ (dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đề án hỗ trợ các huyện, xã nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững..). Một số địa phương chưa tham mưu UBND xã ban hành các Chương trình, Đề án về lĩnh vực việc làm - xuất khẩu lao động, chưa tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai các hoạt động, dự án nên hiệu quả, chất lượng công tác của ngành trên lĩnh vực này còn hạn chế.

Thứ hai, tổ chức bộ máy và nhân sự làm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ

Ban chỉ đạo chương trình ở một số địa phương hoạt động chưa hiệu quả, có nơi xây dựng chương trình chưa cụ thể với tình hình địa phương, một số cán bộ chủ chốt ở địa phương, cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, chỉ đạo chưa kiên quyết, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu chủ động phối hợp. Đội ngũ cán bộ chuyên trách GQVL ở cơ sở thường bị thay đổi, bố trí không phù hợp, còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, trình độ... đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chương trình.

Thứ ba, về xây dựng ban hành chính sách, qui định, chương trình, kế hoạch về giải quyết việc làm cho lao động nữ

Việc ban hành chính sách, chương trình, kế hoạch thực hiện chương trình GQVL của huyện Núi Thành còn nhiều hạn chế: thiếu văn bản mang tính pháp lý cao để chỉ đạo, điều hành toàn diện về công tác GQVL như: Nghị quyết, Chỉ thị; thiếu các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế, chính sách riêng của tỉnh, huyện đối với người lao động. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác GQVL đôi lúc chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chưa có kế hoạch, giải pháp giải quyết việc làm cụ thể cho từng nhóm người lao động. Công tác điều tra, rà soát tổng hợp số lao động giải quyết việc làm hàng năm chưa thực sự chính xác.

Sự phối hợp thực hiện Chương trình giải quyết việc làm giữa các ban, ngành và các địa phương có lúc thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Một số xã chưa nắm bắt đầy

đủ thông tin về nội dung, mục tiêu, hiệu quả của các dự án, chương trình được triển khai trên địa bàn, do đó chưa có sự chỉ đạo, phối hợp tích cực.

Thứ tư, công tác khuyến khích tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào giải quyết việc làm cho lao động nữ

Nguồn lực thực hiện chương trình giải quyết việc làm chủ yếu là ngân sách Trung ương cấp, ngân sách địa phương bố trí còn hạn chế, chỉ đáp ứng được phần nhỏ các hoạt động của chương trình; chưa khai thác, huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ, chưa phát huy được nội lực trong dân và của các tổ chức chính trị- xã hội nhiều; chưa tận dụng tối đa nguồn lực tại địa phương cả về con người lẫn cơ sở vật chất.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách chưa được thường xuyên, các vi phạm còn chưa được xử lý nghiêm, nhiều khi ảnh hưởng không tốt đến việc giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ chưa được quan tâm, chú trọng và chưa có kết quả. Thực tế đó, đòi hỏi Nhà nước phải hoàn thiện quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trong tình hình mới hiện nay.

Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện dự án Quỹ hỗ trợ việc làm của các ngành chức năng ở tỉnh, huyện gặp nhiều khó khăn do thiếu thông tin về tình hình đầu tư, sử dụng vốn theo từng dự án và theo lĩnh vực đầu tư (công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp).

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa đáp ứng theo yêu cầu, mới quan tâm đến các chỉ tiêu định lượng, chưa quan tâm đến kết quả hoặc tác động của các chính sách đối với chất lượng đời sống và công tác giải quyết việc làm. Chế độ thông tin, báo cáo giữa 2 cấp chưa thường xuyên, thiếu kịp thời gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ, tuy nhiên có thể tổng hợp thành các nguyên nhân sau đây:

Một là, bên cạnh những ưu điểm đã nêu, Núi Thành là địa phương có địa bàn rộng, địa hình đa phần là rừng núi, biển, xã đảo chịu ảnh hưởng nặng nề của hậu quả chiến tranh để lại; điều kiện thời tiết, khí hậu không mấy thuận lợi, hàng năm thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đáng kể đến giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Hai là, nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí và vấn đề nghề nghiệp việc làm

cho lao động nữ còn bất cập; nhận thức của bản thân lao động nữ về lao động, việc làm có mặt còn hạn chế; trình độ văn hóa của một bộ phận lao động nữ còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; kỹ năng kinh nghiệm trong công việc chưa nhiều; sức khỏe của lao động nữ ở chừng mực nhất định; sự vào cuộc của hệ thống chính trị trong giải quyết việc làm cho lao động nữ chưa quyết liệt, thiếu sự đồng bộ. Theo ông Ngô Đức An - Phó chủ tịch UBND huyện: “...công tác giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện cũng gặp không ít khó khăn đó là: Đa phần lao động nông thôn vẫn chưa có tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật chưa cao, thiếu trình độ chuyên môn nên việc giải quyết việc làm chất lượng chưa cao, thiếu tính bền vững và thu nhập thấp. Đặc biệt là đối với lao động nữ, họ ngại phải bị áp lực về thời gian làm việc, nên chỉ tham gia lao động sản xuất ở một số ngành nghề đơn giản, thu nhập thấp, thiếu sự gắn kết...”(PVS)

Ba là, giải quyết việc làm là công việc đòi hỏi phải có sự chung tay của các

cấp, các ngành trong việc triển khai đồng bộ có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Tuy nhiên, đội ngũ nhân sự thực hiện công việc chưa đảm bảo về số lượng nên ảnh hưởng đến chất lượng công việc; sự phối hợp giữa các phòng, ban ngành còn mang tính hình thức; sự quan tâm của một vài lãnh đạo, quản lý ở địa phương chưa tốt do đó chưa mang lại hiệu quả cao.

Bốn là, các cơ chế chính sách về lao động việc làm đối với lao động nữ chưa

được thực thi mạnh mẽ và chưa hoàn thiện; công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo của các cấp còn nhiều bất cập, chưa đi vào thực tiễn cuộc sống.

Năm là, sự hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách của các cấp Chính quyền địa

trọng. Các chương trình dạy nghề đã đầu tư có trọng tâm cho các Trung tâm dạy nghề nhưng chưa chú trọng đến việc đầu tư tập trung các nghề mũi nhọn và nghề trọng điểm. Chưa tạo ra được cơ chế linh hoạt trong hỗ trợ giải quyết việc làm của các đơn vị chức năng.

Sáu là, ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế

cả nước nói riêng đến sự phát triển chung của huyện, làm giảm GRDP của huyện, sản xuất ngưng trệ, hàng hóa tồn đọng, tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng, điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Phát triển sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tìm ra mô hình hợp lý, hiệu quả để nhân rộng và thúc đẩy phát triển sản xuất.

Bảy là, đối với các địa phương, nhất là địa bàn nông thôn, xã miền núi phong

tục của làng, xã, họ tộc có ảnh hưởng đáng kể đến GQVL cho lao động nữ. Trước hết là tác động đến việc chọn nghề nghiệp cho phụ nữ. Nhiều gia đình, dòng họ mang nặng tư tưởng, áp đặt cho con em chọn những nghề có thể thăng tiến mang lại sự vẻ vang gia đình, dòng họ, nên từ việc hướng nghiệp đã có những sai lầm dẫn đến hiện tượng chạy theo bằng cấp bằng mọi giá mà không tính đến thực chất năng lực học tập, sở trường của con em họ, kết quả cuối cùng vẫn không có việc làm.

Tiểu kết chương 2

Trong những năm qua, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương, Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm động viên các ngành, các cấp, các tổ chức và nhân dân trong huyện tập trung nỗ lực để giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của lao động nữ. Bằng nhiều hình thức, hỗ trợ nguồn lực, kêu gọi đầu tư để thu hút và giải quyết hiệu quả việc làm cho lực lượng lao động nữ, công tác đào tạo và hướng nghiệp nghề cho lao động nữ được chú trọng, số lượng phụ nữ được đào tạo nghề tăng lên hằng năm; triển khai công tác hỗ trợ phụ nữ vay vốn tự tạo việc làm và giải quyết việc làm; xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nghề, thực hiện các chính sách khuyến khích phụ nữ học nghề, tìm kiếm việc làm; thực hiện cơ chế, chính sách cho vay vốn, hỗ trợ phụ nữ đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, qua những phân tích, đánh giá thực trạng công tác GQVL cho lao động nữ của huyện Núi Thành thời gian qua, bên cạnh những mặt tích cực đạt được trong công tác GQVL cho lao động nữ còn tồn tại một số hạn chế các cấp chính quyền cần cải tiến, khắc phục. Nguyên nhân của các hạn chế này là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; trình độ văn hóa, kỹ năng, kinh nghiệm và sức khỏe của lao động nữ; công tác quản lý, điều hành của các cấp còn nhiều bất cập, đội ngũ nhân sự về số lượng và chất chượng thực hiện công việc chưa đảm bảo; cơ chế chính sách đối với lao động nữ chưa được thực thi mạnh mẽ và hoàn thiện; phong tục tập quán cũng một phần ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nữ.... Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ, từ đó góp phần giải quyết việc làm cho lao động nữ trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn, thu nhập lao động nữ ổn định và góp phần tích cực trong công cuộc CNH- HĐH của huyện.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG nữ tại HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)