2.4. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nướcvề giải quyết việc làm cho lao
2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm
2.4.1.1. Ưu điểm
Thứ nhất, công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
trên địa bàn huyện Núi Thành được triển khai thông qua các chương trình chủ yếu như: các chương trình phát triển KT-XH của tỉnh, của huyện; thông qua Quỹ quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm (120); thông qua đào tạo nghề, hỗ trợ tín dụng của các tổ chức;thông qua việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội; thông qua xuất khẩu lao động... đều tác động tích cực đáng kể đến giải quyết việc làm cho lao động nói chung, lao động nữ nói riêng.
Thứ hai, về tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về
giải quyết việc làm. Hệ thống cơ quan QLNN về giải quyết việc làm được hình thành từ huyện xuống cơ sở. Các địa phương bước đầu đã xác định được chức năng nhiệm vụ của mình trong thực hiện QLNN; đã có sự chủ động trong quản lý, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát hoạt động về việc làm. Huyện đã bố trí được cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách QLNN về việc làm; các cơ quan tham mưu, được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc làm cho lao động đã tích cực triển khai và hoàn thành nhiệm vụ được UBND huyện giao trong triển khai thực hiện Nghị quyết, Đề án, Chương trình hành động tạo ra cơ chế trách nhiệm, sự chủ động của mỗi cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
quyết việc làm cho lao động nữ thông qua nhiều chương trình, đề án, dự án trên địa bàn như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và giảm nghèo; Dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các Đề án về giảm nghèo, phát triển kinh tế miền núi, miền biển... đã phát huy trong thực tế, tác động tích cực trong vấn đề giải quyết việc làm; khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm, xã hội hóa dạy nghề, hỗ trợ lao động học nghề, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư có nhu cầu tuyển dụng lao động tạo thêm việc làm cho lao động nữ. Với sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Núi Thành, cùng với hệ thống chính sách, pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nữ khá đầy đủ đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết việc làm. Theo bà Võ Thị Hồng Trang- Phó trưởng phòng LĐTB-XH huyện: “....Các chính sách hổ trợ thoát nghèo, đào tạo nghề của nhà nước, đã động viên khuyến khích ý thức vươn lên của người dân; Mục tiêu giảm nghèo, chỉ tiêu trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu ưu tiên trong quá trình chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền...” (PVS)
Thứ tư, công tác triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho lao
động nữ được triển khai kịp thời; thành lập được Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cấp huyện, phân công cụ thể trách nhiệm QLNN cho các cơ quan chuyên môn cấp huyện; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện trên địa bàn huyện; hàng năm, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch triển khai giải quyết việc làm; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý, phân bổ kinh phí; đổi mới phương thức tổ chức, phương thức sản xuất; thành lập được nhiều đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.
Thứ năm, xác định rõ giải quyết việc làm cho lao động nữ là việc cần thiết,
giải quyết tỷ lệ người lao động trong độ tuổi lao động không có việc làm, thiếu việc làm xuống mức thấp nhất, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động nhàn rỗi ở nông thôn góp phần tạo ra nguồn thu nhập cho xã hội và người lao động vào mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh”, trong những năm qua các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các
tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cấp xã, thị trấn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành những mục tiêu chương trình giải quyết việc làm cho lao động trong giai đoạn 2013 - 2017 đã đề ra. Có được những kết quả trên trong quá trình giải quyết việc làm cho người lao động là do huyện đã chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý hơn: Kinh tế bước đầu phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Nhìn chung, trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm nói chung, cho lao động nữ nói riêng của huyện Núi Thành đã đạt được những kết quả quan trọng, đã tạo ra được một sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về giải quyết việc làm cho lao động nữ.
2.4.1.2.Nguyên nhân của ưu điểm
Với vị trí tự nhiên thuận lợi, Núi Thành là trung tâm của tỉnh Quảng Nam nên có cơ hội giao thương với các huyện, thành phố khác, có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Nguồn lao động dồi dào và có xu hướng tăng, ưu thế về lao động trẻ và chất lượng lao động dần được nâng lên; LLLĐ cần cù, chịu khó là tiềm năng về nguồn nhân lực của huyện. Với những lợi thế, cơ chế chính sách thoáng mở sẽ là những thời cơ cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề xã hội như: lao động, việc làm, giảm nghèo….
Trong công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ ở huyện Núi Thành nêu trên; trong những năm qua, trước hết đó là sự quan tâm của Đảng và Chính phủ với việc triển khai các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển KT- XH; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập môi trường thông thoáng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh đã có tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm cho lao động nữ. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp trong huyện và sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện các chương trình phát triển KT-XH, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cũng đóng vai trò quan trọng. Công tác tạo việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nữ được đặt thành nhiệm vụ trọng tâm trong nghị quyết của Đảng bộ, của
HĐND, trong các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, qua đó tập trung được sự chỉ đạo, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể. Hệ thống các văn bản, cơ chế, chính sách về dạy nghề được xây dụng, điều chỉnh và đổi mới góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Phụ nữ có sự năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, không thụ động, trông chờ vào Nhà nước; người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nữ.