tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Lao động nữ
2.2.1.1. Quy mô lao động nữ
Bảng 2.3: Lao động nữ tham gia vào nền kinh tế
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số lao động 63.154 63.854 64.411 65.119 65.601 Lao động nữ 28.142 28.893 29.010 29.226 29.136 Tỷ lệ % lao động nữ 44,56 45,25 45,00 44,90 44,41
(Nguồn: Lao động Thương binh - Xã hội huyện Núi Thành)
Nhìn vào bảng lao động nữ tham gia vào nền kinh tế, có thể thấy số lượng lao động của huyện trong những năm qua tăng lên, trong vòng 5 năm đã tăng lên 2.447
người, bình quân mỗi năm tăng hơn 489 người. Số lượng lao động tăng là do LLLĐ các huyện, thị, thành phố, tỉnh lân cận có xu hướng dịch chuyển về Núi Thành làm việc. Do ở đây có nhiều các KCN, nhiều cơ hội việc làm và đặc biệt là huyện Núi Thành trong những năm qua có nhiều sự thay đổi, chuyển biến rõ rệt nên thu hút được rất nhiều doanh nghiệp, đối tác đầu tư tại huyện. Trong đó lao động nữ chiếm hơn nửa tổng số lao động của toàn huyện. Số lượng lao động nữ tăng nhưng tỷ lệ lao động nữ trong LLLĐ của toàn huyện giảm theo năm do LLLĐ dịch chuyển về huyện chủ yếu là lao động nam, sẵn sàng đi làm xa nhà.
2.2.1.2. Cơ cấu lao động nữ
* Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề
Bảng 2.4: Lao động tham gia vào nền kinh tế quốc dân
1.000 người Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Lao động trong nền kinh tế quốc dân Tổng số 63.154 63.854 64.411 65.119 65.601 Nữ 28.142 28.893 29.010 29.226 29.136 Nông - lâm – ngư
nghiệp
Tổng số 31.927 32.205 31825 31.433 30.944 Nữ 15.001 14.796 14.512 14.012 14.054 Công nghiệp –xây
dựng
Tổng số 10.902 10.811 11.271 11.683 12.043 Nữ 4.114 3.985 4.057 4.350 4.576 Dịch vụ Tổng số 20.325 20.838 21.315 22.003 22.609
Nữ 9.027 10.112 10.441 10.864 10.506
(Nguồn: Lao động Thương binh - Xã hội huyện Núi Thành)
Do những ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đô thị hóa, nhu cầu lao động chuyển dịch thay đổi theo hướng tăng dần lao động việc làm trong các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng cơ bản, giảm dần lao động trong các ngành Nông- Lâm- Thủy sản. Nếu như năm 2013 số lao động làm việc trong ngành dịch vụ là 20.325 người thì đến năm 2017 là 22.609 người, tăng 2.284 người (lao động nữ có 1.479 người) chỉ trong vòng 5 năm.
Lao động ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản biến động tăng trong giai đoạn 2013- 2017 từ 10.902 người (2013) lên 12.043 người (2017), lao động nữ tăng 462 người
do trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó làn sóng đầu tư mạnh vào các khu công nghiệp, nâng nhu cầu lao động tăng lên.
Lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 31.972 người (2013) xuống còn 30.944 người (2017). Năng suất lao động tăng lên, kỹ thuật canh tác hiện đại, sử dụng nhiều hóa chất phân bón và cơ giới hóa trong nhiều khâu canh tác.
*Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2.5: Lao động tham gia vào nền kinh tế theo giới tính
Đơn vị: người. Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng lao động 63.154 63.854 64.411 65.119 65.601 Lao động nữ 28.142 28.893 29.010 29.226 29.136 Tỷ lệ % 44,56 45,25 45,00 44,90 44,41 Lao động nam 31.012 34.961 35.401 35.893 36.465 Tỷ lệ % 55,44 54,75 55,00 55,10 54,59
(Nguồn: Lao động Thương binh - Xã hội huyện Núi Thành)
Cơ cấu dân số thành phố tương đối đồng đều giữa nam và nữ nên số lao động nữ và số lao động nam cũng tương đối đồng đều. Tính đến năm 2017, trong tổng số 65.601 lao động của thành phố thì lao động nữ chiếm 44,41% tương ứng với 29.136 người, trong khi lao động nam chiếm 54,59 % tương ứng với 36.465 người. * Cơ cấu nguồn nhân lực theo khu vực
Bảng 2.6: Lao động tham gia vào nền kinh tế theo khu vực
Đơn vị: người. Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng lao động Tổng số 63.154 63.854 64.411 65.119 65.601 Nữ 28.142 28.893 29.010 29.226 29.136 Lao động thành thị Tổng số 4.012 4.078 4.064 4.451 4.459 Nữ 1,628 1.788 1.777 2019 2010 Lao động nông thôn Tổng số 59.142 59.776 60.347 60.668 61.142 Nữ 26.514 27.105 27.233 27.207 27.126
(Nguồn: Lao động Thương binh - Xã hội huyện Núi Thành)
Dân cư huyện Núi Thành chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn nên tỷ lệ lao động ở nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ lao
động ở thành thị rất nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm dần. Tại các địa phương của huyện các doanh nghiệp tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp để tạo việc làm tại địa phương.
2.2.1.3. Chất lượng lao động nữ
Bảng 2.7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động
Đơn vị: người. Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Lao động huyện Tổng số 63.154 63.854 64.411 65.119 65.601 Nữ 28.142 28.893 29.010 29.226 29.136 Thạc sĩ Tổng số 26 28 31 33 34 Đại học, cao đẳng Tổng số 4.987 5.042 5.982 6.470 6.737 Trung học Tổng số 4.146 4.075 4.465 3.931 3.968 Công nhân kỹ thuật Tổng số 18.397 18.509 18.638 22.305 19.247
(Nguồn: Lao động Thương binh - Xã hội huyện Núi Thành)
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện tăng lên trong 5 năm qua, số lượng lao động có trình độ thạc sĩ, đại học cao đẳng ngày càng tăng. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động này sẽ tạo động lực mạnh thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vẫn là điều kiện hết sức cần thiết, là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho sự nghiệp CNH-HĐH, 29.370 lao động có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ là con số đáng mừng, cho phép chúng ta tin tưởng vào khả năng của huyện trong những năm tới về sự tăng lên của đội ngũ trí thức có trình độ cao.
Để góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Quảng Nam, huyện Núi Thành cũng đặt ra mục tiêu là tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự nhận thức đúng đắn của từng người dân về việc nâng cao trình độ của bản thân đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thời đại hiện nay.
2.2.2. Tình trạng thất nghiệp của lao động nữ
Trong những năm qua, công tác GQVLvà phát triển thị trường lao động ở tỉnh, huyện đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ chế chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội
bản pháp luật là các chương trình mục tiêu: phát triển công nghiệp dịch vụ; chương trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, dự án trọng điểm KT-XH được thực hiện góp phần GQVL, từng bước nâng cao đời sống của người lao động.
Tuy nhiên, suy giảm kinh tế, thắt chặt đầu tư công… đã khiến cho các doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh, huyện khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng, vốn ưu đãi, sản xuất kinh doanh trì trệ…đã ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người lao động. Ngoài ra, đất nông nghiệp thuộc diện thu hồi để xây dựng các KCN, khu chế xuất, khu đô thị và các công trình công cộng …tăng mạnh. Đất bị bỏ hoang trong nhiều năm nên “kỳ vọng” của những lao động bị đưa ra khỏi mảnh đất của họ, để sau đó sẽ được thu hút vào làm việc tại các KCN như lời hứa của các doanh nghiệp bị rơi vào im lặng. Công tác bồi thường, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm, tái định cư, cũng có nhiều bất cập nên lao động càng thêm thiếu việc làm.
Bên cạnh tình trạng thiếu việc làm cho lao động của huyện thì tình trạng thất nghiệp cũng nằm trong tình trạng chung của khu vực. Trong thời gian qua, tình trạng lao động thất nghiệp của huyện cũng còn khá cao. Nhưng nhờ sự quan tâm đến công tác giải quyết việc làm của các cấp chính quyền cũng như sự phấn đấu tích cực của người lao động, đến nay tỷ lệ thất nghiệp của lao động nói chung và lao động nữ nói riêng đã giảm đáng kể.
Bảng 2.8: Tình trạng thất nghiệp của lao động nữ từ năm 2013 - 2017
Đơn vị: người
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng lao động 1.014 1.056 1.075 1.063 1.129
Lao động nữ 398 414 435 425 462
(Nguồn: Lao động Thương binh - Xã hội huyện Núi Thành)
Qua bảng số liệu, thấy được số lượng lao động nữ thất nghiệp vẫn chiếm số lượng lớn; một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong những năm qua đó là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta nói chung và ở huyện nói riêng. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải thu hẹp sản xuất, người lao động mất
việc và thiếu việc làm tăng lên.
Trong khi đó, trình độ lao động nữ còn thấp hơn nhiều so với nam giới. Các yếu tố thuộc về cá nhân nữ như lo chăm sóc gia đình, ngại đi làm việc, công tác xa…có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình tìm việc cũng như làm việc của lao động nữ. Số sinh viên ra trường nhanh chóng tìm được việc làm còn ít, đặc biệt là nữ. Do các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động nam nhiều hơn mặc dù huyện đã có những khuyến khích đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Đồng thời huyện đã thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển KT-XH, tạo việc làm mới tại các địa phương, chuyển dịch lao động, phát triển ngành nghề, tạo cơ hội cho phụ nữ và nam giới ngày càng nhiều việc làm.
Như vậy, qua phân tích thực trạng nguồn nhân lực của huyện có thể thấy, Núi Thành là địa phương có LLLĐ dân số dồi dào do tốc độ tăng dân số nhanh, tình trạng nhập cư vào địa bàn huyện cũng như sự trở về của những người di dân trước đây, làm cho LLLĐ của huyện ngày càng đông đảo, điều này đã gây sức ép cho giải quyết việc làm, thực thi chính sách xã hội trên địa bàn huyện. Do vậy, trong những năm tới cần tăng cường quản lý nhà nước về tạo việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nữ; từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao tỷ lệ sử dụng lao động khắc phục tình trạng thiếu việc làm như hiện nay.