Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG nữ tại HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 60 - 61)

Đơn vị: người. Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Lao động huyện Tổng số 63.154 63.854 64.411 65.119 65.601 Nữ 28.142 28.893 29.010 29.226 29.136 Thạc sĩ Tổng số 26 28 31 33 34 Đại học, cao đẳng Tổng số 4.987 5.042 5.982 6.470 6.737 Trung học Tổng số 4.146 4.075 4.465 3.931 3.968 Công nhân kỹ thuật Tổng số 18.397 18.509 18.638 22.305 19.247

(Nguồn: Lao động Thương binh - Xã hội huyện Núi Thành)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện tăng lên trong 5 năm qua, số lượng lao động có trình độ thạc sĩ, đại học cao đẳng ngày càng tăng. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động này sẽ tạo động lực mạnh thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vẫn là điều kiện hết sức cần thiết, là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho sự nghiệp CNH-HĐH, 29.370 lao động có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ là con số đáng mừng, cho phép chúng ta tin tưởng vào khả năng của huyện trong những năm tới về sự tăng lên của đội ngũ trí thức có trình độ cao.

Để góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Quảng Nam, huyện Núi Thành cũng đặt ra mục tiêu là tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự nhận thức đúng đắn của từng người dân về việc nâng cao trình độ của bản thân đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thời đại hiện nay.

2.2.2. Tình trạng thất nghiệp của lao động nữ

Trong những năm qua, công tác GQVLvà phát triển thị trường lao động ở tỉnh, huyện đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ chế chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội

bản pháp luật là các chương trình mục tiêu: phát triển công nghiệp dịch vụ; chương trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, dự án trọng điểm KT-XH được thực hiện góp phần GQVL, từng bước nâng cao đời sống của người lao động.

Tuy nhiên, suy giảm kinh tế, thắt chặt đầu tư công… đã khiến cho các doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh, huyện khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng, vốn ưu đãi, sản xuất kinh doanh trì trệ…đã ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người lao động. Ngoài ra, đất nông nghiệp thuộc diện thu hồi để xây dựng các KCN, khu chế xuất, khu đô thị và các công trình công cộng …tăng mạnh. Đất bị bỏ hoang trong nhiều năm nên “kỳ vọng” của những lao động bị đưa ra khỏi mảnh đất của họ, để sau đó sẽ được thu hút vào làm việc tại các KCN như lời hứa của các doanh nghiệp bị rơi vào im lặng. Công tác bồi thường, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm, tái định cư, cũng có nhiều bất cập nên lao động càng thêm thiếu việc làm.

Bên cạnh tình trạng thiếu việc làm cho lao động của huyện thì tình trạng thất nghiệp cũng nằm trong tình trạng chung của khu vực. Trong thời gian qua, tình trạng lao động thất nghiệp của huyện cũng còn khá cao. Nhưng nhờ sự quan tâm đến công tác giải quyết việc làm của các cấp chính quyền cũng như sự phấn đấu tích cực của người lao động, đến nay tỷ lệ thất nghiệp của lao động nói chung và lao động nữ nói riêng đã giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG nữ tại HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)