Quản lý nhà nướcvề giải quyết việc làm cho lao động nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG nữ tại HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 32 - 34)

1.2.1. Khái niệm

Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt được các mục tiêu đã định.

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý, xuất hiện cùng với nhà nước. Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc

xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội” [11, tr. 407].

Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của nhà nước. Hoạt động QLNN chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.

Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này,

quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân

dân lao động làm chủ”

Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ QLNN. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ ...Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước.

Trên cơ sở lý luận ở trên luận văn được hiểu cả hai nghĩa rộng- hẹp và tác giả cho rằng: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ là sự tác động điều chỉnh của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, chính sách và các biện pháp nhằm đảm bảo cho người lao động nữ có việc làm; đồng thời sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực lao động nữ.

1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ

Sự quản lý của nhà nước có vai trò rất quan trọng, đảm bảo cho các mối quan hệ xã hội diễn ra trong trật tự và ổn định. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đã có lúc người ta cho rằng không cần có sự quản lý của nhà nước, cứ để các quan hệ kinh tế diễn ra theo quy luật tự nhiên của nó. Nhưng kết quả cho thấy nền kinh tế ấy không mang lại hiệu quả do xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh. Từ đó cho thấy, vẫn cần có bàn tay vô hình của nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường. Quan hệ kinh tế đã vậy, quan hệ xã hội càng rất cần có sự quản lý của nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động việc làm. GQVL cho người lao động đang là một vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam. Điều đó xuất phát từ mục tiêu và động lực chính của sự phát triển KT-XH là vì con người, do con người. Nhà nước Xã hội chủ nghĩa

(CNXH) thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách thích hợp hướng toàn bộ sự phát triển theo mục tiêu, động lực chính đó, coi đó là trách nhiệm, chức năng chủ yếu của chính quyền nhà nước các cấp. Sự quản lý nhà nước trong lĩnh vực này không chỉ bảo vệ lợi ích của con người, của nhân dân lao động, hướng sự phát triển vì mục tiêu đó mà còn phát huy cao độ nguồn lực và lao động chủ yếu của sự phát triển. Ở nhiều quốc gia, với chính sách việc làm hợp lý đã tạo lập và phát huy được nguồn lực và động lực cho sự phát triển với những kết quả đáng khâm phục

Quản lý nhà nước về GQVL cho lao động nữ có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước về giải quyết việc làm nói riêng và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực xã hội nói chung, thể hiện:

Bảo vệ lợi ích của người lao động nữ trong việc tham gia vào hoạt động tạo ra của cải cho xã hội;

Phát huy vai trò và lợi thế của lao động nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội; Hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong việc GQVL; Góp phần làm giảm bớt các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm nghiêm trọng, đảm bảo sự an toàn ổn định và phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG nữ tại HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)